Cơ chế giải quyết tranh chấp t ại Tòa án

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 85)

Đối với các vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có vai trò quan trọng thiết lập nên cơ chế hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng khi có tranh chấp phát sinh. Toà án là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh có hiệu quả nhất bởi lẽ khi xử lý các hành vi xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, Tòa án phải tuân theo một trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ, và nhân danh nhà nước để xử lý; chế tài được áp dụng cho các đối tượng xâm phạm lợi ích người tiêu dùng trong nhiều trường hợp rất nghiêm khắc, có tính răn đe, giáo dục mạnh mẽ; quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành cao và bảo vệ được triệt để quyền lợi của người tiêu

dùng. Đặc biệt, với các vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, Toà án có quyền can thiệp vào hợp đồng để sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các điều khoản hợp đồng không công bằng theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo vệ lợi ích của các bên tham gia hợp đồng, nhất là với người tiêu dùng khi họ ở vị thế yếu hơn. Bởi vậy, một mặt cần khẳng định thẩm quyền của Toà án đối với việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh, áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt (thủ tục xét xử rút gọn) trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mặt khác khuyến khích các thẩm phán vận dụng các nguyên tắc cơ bản, trong đó quan trọng nhất là nguyên tắc thiện chí, trung thực của Bộ luật dân sự, trên cơ sở các quy định pháp luật có liên quan và tham khảo danh mục các điều khoản không công bằng được cơ quan có thẩm quyền công khai hàng năm để đánh giá tính bất công của các điều khoản hợp đồng gia nhập cũng như khả năng gây thiệt hại cho người tiêu dùng của các điều khoản đó. Dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay đã phần nào đi theo khuynh hướng này khi quy định về phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án tại Mục 4 Chương IV. Điểm đáng chú ý là quy định áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có chứng cứ rõ ràng theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện, bao gồm: nguyên đơn khởi kiện là một cá nhân người tiêu dùng, giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng, bị đơn trực tiếp cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng (khoản 3 Điều 41) và giao cho cơ quan có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể. Các vụ án không đáp ứng các điều kiện xét xử theo thủ tục rút gọn thì áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Như vậy, pháp luật chỉ cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự đối với các vụ án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội đủ các điều kiện nhất định. Việc áp dụng thủ tục này giúp người tiêu dùng tiếp cận

gần hơn với con đường tố tụng bởi nó không quá phức tạp và tốn kém, phù hợp với việc giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng (vốn là những tranh chấp nhỏ lẻ).

Tuy nhiên, đối với tranh chấp trong hợp đồng gia nhập, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần bổ sung quy định về thẩm quyền của Toà án trong việc xem xét, sửa đổi nội dung các điều khoản hoặc tuyên bố vô hiệu các điều khoản không công bằng. Trên thực tế, khi đánh giá tính bất công của một điều khoản nào đó trong hợp đồng gia nhập ngoài việc căn cứ vào danh mục các điều khoản bị cấm theo Luật, thẩm phán các nước còn vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc của Luật hợp đồng, trong đó có nguyên tắc thiện chí, trung thực và nguyên tắc công bằng. Ví dụ, ngày 22/11/1996, Toà thương mại thuộc Toà phá án Pháp đã quyết định tuyên bố vô hiệu điều khoản giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng mẫu vận chuyển hàng hoá tàu tốc hành của Công ty vận chuyển Chronopost. Điều khoản này có nội dung: “Trong trường hợp bưu kiện được giao đến nơi nhận bị chậm, thì khoản tiền bồi thường sẽ được giới hạn bởi giá cả của hợp đồng mà người gửi đã thanh toán cho công ty vận chuyển sau khi hợp đồng được giao kết”. Toà án cho rằng giao bưu kiện chậm là lỗi nghiêm trọng, vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng là vận chuyển nhanh chóng, đáng tin cậy mà công ty đã đề nghị với khách hàng, bởi vậy điều khoản này vô hiệu. Việc tuyên bố vô hiệu một điều khoản trong hợp đồng gia nhập nhằm mục đích thiết lập lại trật tự công bằng giữa các bên, do đó về nguyên tắc không làm vô hiệu toàn bộ hợp đồng. Người tiêu dùng sẽ không bị ràng buộc bởi các điều khoản bị tuyên bố vô hiệu và hợp đồng sẽ tiếp tục được duy trì hiệu lực mà không có các điều khoản đó.

Như vậy, với các quy định nền tảng mang tính nguyên tắc về hợp đồng gia nhập, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên được quan niệm có vị trí

ưu tiên áp dụng so với các quy định về hợp đồng gia nhập được ký kết giữa nhà kinh doanh chuyên nghiệp và người tiêu dùng mà Bộ luật dân sự đã quy định. Còn trong mối tương quan với các đạo luật điều chỉnh từng loại thị trường, từng lĩnh vực kinh doanh (đạo luật chuyên ngành), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ đóng vai trò là đạo luật chung về hợp đồng gia nhập. Các quy phạm gián tiếp điều chỉnh về hợp đồng gia nhập trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật hàng không dân dụng, Luật viễn thông…. phải thống nhất với các quy phạm của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC

Cùng với việc thiết lập nên một cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi gia nhập hợp đồng, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ khác để các quy định pháp luật thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn công tác bảo vệ người tiêu dùng.

3.3.1. Kiểm soá t và chống đô ̣c quyền trong sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ trên thị trƣờng hoá, dịch vụ trên thị trƣờng

Vấn đề cốt lõi nhằm chống lại việc sử dụng hợp đồng gia nhập với những điều khoản không công bằng gây bất lợi cho người tiêu dùng là tạo điều kiện cần và đủ để họ có được vị thế tốt hơn để thực hiện quyền lựa chọn và quyền đàm phán, thoả thuận hợp đồng. Bởi thế, cần tạo nên một cơ chế kiểm soát và chống độc quyền trong sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ, tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch thông tin trên cơ sở các nguyên tắc được quy định trong Luật cạnh tranh và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong việc thúc đẩy cạnh tranh, hoạt động của Nhà nước không đơn thuần là điều tiết, mà còn khuyến khích và tạo động lực thị trường, tạo lập một sân chơi bình đẳng cho mọi đối tượng có khả năng sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng được quyền lựa

chọn nhà kinh doanh có khả năng cung ứng sản phẩm họ cần với các điều kiện có lợi nhất. Sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông giữa bảy mạng di động hiện nay tại Việt Nam (Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile, S-phone, EVN Telecom và Beeline) đã tạo nên một cuộc “chạy đua” trong việc cung ứng dịch vụ viễn thông về giá cả, chất lượng dịch vụ, chương trình khuyến mại…. và đối tượng được hưởng lợi chính là người tiêu dùng là một minh chứng. Như vậy, chính sự cạnh tranh đã buộc các nhà kinh doanh phải luôn luôn tự đổi mới với những “luật chơi” mới công bằng hơn, đem đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, quan hệ hợp đồng giữa hai bên bởi thế sẽ được duy trì trên nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại.

Bên cạnh đó, đối với việc cung ứng dịch vụ công cộng mang tính cơ bản, thiết yếu với đời sống tiêu dùng của người dân (như điện, nước sinh hoạt....) Nhà nước một mặt cần đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân trong một số lĩnh vực như cung ứng nước sạch nông thôn, bổ sung nguồn phát triển cấp điện ở nông thôn, vận tải công cộng với các chính sách thuế, chính sách hỗ trợ tài chính, các điều kiện vật chất…. Mặt khác, cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công trong khu vực Nhà nước bằng chế độ kiểm tra tài chính và chế độ chịu trách nhiệm cá nhân cũng như nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất, đạo đức phục vụ khách hàng đối với đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức trực tiếp thực hiện cung ứng dịch vụ công. Ở đây, Nhà nước đóng vai trò là “người phục vụ” còn người dân sẽ là “khách hàng” và mọi công dân đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình về chất lượng hàng hóa, dịch vụ công được cung cấp trên cơ sở các điều kiện ấn định của Nhà nước. Chính áp lực từ các ý kiến phản hồi sẽ cho phép kiểm soát các điều kiện các hợp đồng cung ứng dịch vụ công và đổi mới việc cung ứng dịch vụ công theo hướng ngày càng có lợi hơn cho người tiêu dùng, là mọi người dân trong xã hội.

3.3.2. Nâng cao vai trò của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ ngƣời tiêu d ùng trong công tác bảo vê ̣ quyền lơ ̣i ngƣời tiêu dùng trong công tác bảo vê ̣ quyền lơ ̣i ngƣời tiêu dùng

Trên cơ sở các nguyên tắc của Luật bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, trong đó đáng chú ý là Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) được thành lập và hoạt động vì quyền lợi của người tiêu dùng cũng có vai trò rất đáng kể. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có quy định rõ ràng, cụ thể vai trò của Hội trong việc đại diện người tiêu dùng thực hiện các quyền của người tiêu dùng và giúp đỡ họ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp như: khởi kiện tại Tòa án; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, sửa đổi hoặc huỷ bỏ các điều khoản không công bằng trong hợp đồng gia nhập; hoà giải khi có tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh chuyên nghiệp…. Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng phải có địa vị ngang bằng với các Hiệp hội ngành nghề và hiệp hội nghề nghiệp, có khả năng tham gia nghiên cứu thực tiễn và hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát hợp đồng gia nhập một cách có hiệu quả.

3.3.3. Tuyên truyền, phổ biến giá o du ̣c pháp luâ ̣t đối với ngƣời tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh và cán bộ làm công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng tổ chức, cá nhân kinh doanh và cán bộ làm công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng

Đối với người tiêu dùng, khi tham gia giao dịch với nhà kinh doanh, người tiêu dùng phải có kiến thức pháp luật và kiến thức về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để có thể thực hiện quyền lựa chọn của mình một cách đúng đắn nhất. Bởi vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhất là giúp người tiêu dùng hiểu và biết vận dụng linh hoạt quyền bảo lưu các điều khoản bất lợi khi gia nhập hợp đồng với nhà kinh doanh. Bản thân người tiêu dùng cũng phải ý thức được các quyền và lợi ích của mình để tự bảo vệ mình và yêu cầu sự bảo

vệ từ các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng thông qua quy trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp hợp đồng, trong đó có việc phát hiện, khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét lại hợp đồng gia nhập mà nhà kinh doanh sử dụng trong giao dịch hoặc yêu cầu Toà án huỷ bỏ, sửa đổi các điều khoản hợp đồng bị cấm theo quy định pháp luật.

Đối với nhà kinh doanh chuyên nghiệp, việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm mục đích giúp họ nắm bắt được những vấn đề về người tiêu dùng nói chung và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng nói riêng, đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình soạn thảo và công khai các điều khoản của hợp đồng gia nhập áp dụng cho số đông người tiêu dùng. Đồng thời nâng cao nhận thức của nhà kinh doanh về vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với chính sự nghiệp và môi trường kinh doanh của họ, làm cho họ thấy rõ lợi ích từ việc sử dụng hợp đồng gia nhập đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong quan hệ thương mại với khách hàng của mình. Bởi việc thiết lập một “luật chơi” công bằng, bình đẳng là điều kiện và yếu tố hình thành khả năng, thủ thuật kinh doanh cạnh tranh, tạo nên lợi thế của nhà kinh doanh trong việc thu hút không nhỏ số lượng người tiêu dùng chấp nhận tham gia giao dịch trên thị trường. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là cách thức để duy trì và bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, thể hiện đạo đức kinh doanh của mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường.

Một nhóm đối tượng có ảnh hưởng rất quan trọng tới công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại chưa được tập trung đào tạo, tuyên truyền, đó là đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương. Thực tế cho thấy, ở những địa phương có đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với

sự ổn định của xã hội, sự phát triển của kinh tế, thì công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của địa phương đó chắc chắn phát triển. Ngược lại, địa phương nào có đội ngũ cán bộ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của địa phương đó chưa thể phát triển. Vì vậy, song song với việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với hai nhóm đối tượng chủ yếu là người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, cần phải chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương, vì đây là nhóm đối tượng đặc biệt, có vai trò quyết định tới sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các địa phương trong cả nước.

Tóm lại, để khắc phục những yếu thế của người tiêu dùng khi gia nhập hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ luật dân sự và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ đóng vai trò là hai đạo luật quan trọng nhất ghi nhận những quy tắc đặc thù áp dụng cho hợp đồng gia nhập, trong đó các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ưu tiên áp dụng hơn. Luật là cơ sở pháp lý vững chắc đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của một nền kinh tế thị trường phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 85)