Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhu cầu khách quan của kinh tế thị trường, bởi xung đột về lợi ích giữa nhà kinh doanh và người tiêu dùng luôn xuất hiện cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường. Đây đồng thời cũng là nguyện vọng của người tiêu dùng, lực lượng đông đảo nhất đóng vai trò là động lực phát triển của sản xuất, kinh doanh cũng như của cả nền kinh tế và xã hội. Dưới góc độ pháp lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiểu là tổng thể các biện pháp pháp luật, kinh tế, văn hoá, xã hội được Nhà nước quy định và áp dụng trên thực tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, bảo đảm cho các quyền của người tiêu dùng được tôn trọng và thực thi có hiệu quả. Trong đó pháp luật được coi là phương tiện chủ yếu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bởi đó là công cụ hữu hiệu nhất đươ ̣c đảm bảo bằng sức ma ̣nh cưỡng chế của Nhà nước.
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một công trình hệ thống, đề cập đến việc lập pháp nhiều mặt như quan hệ xã hội, dân sự, hành chính, kinh tế, hình sự, trình tự tố tụng có liên quan đến đời sống tiêu dùng cá nhân. Vì thế, theo nghĩa rộng, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quan hệ tiêu dùng phát sinh trong đời sống xã hô ̣i . Bản chất của quan hê ̣ tiêu dùng là mô ̣t loa ̣i quan hê ̣ dân sự, được thực hiê ̣n dựa trên cơ sở hơ ̣p đồng mua bán hàng hóa , dịch vụ giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh
chuyên nghiê ̣p. Bởi vâ ̣y, quan hê ̣ tiêu dùng trước hết được điều chỉnh chung bằng các quy pha ̣m của Bô ̣ luâ ̣t dân sự . Ngoài ra , còn phải kể đến các quy phạm của luật thương mại điều chỉnh hành vi của nhà sản xuất , cung ứng sản phẩm và cá c quy pha ̣m của luâ ̣t hành chính , luâ ̣t hình sự nhằm xử lý hành vi vi pha ̣m quyền lơ ̣i người tiêu dùng trên thi ̣ trường . Tuy nhiên , do đặc trưng vốn có của quan hê ̣ tiêu dùng là bất cân xứng thông tin dẫn đến sự yếu thế của người tiêu dùng, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được coi là công cụ quan trọng nhằm thiết lâ ̣p la ̣i trâ ̣t tự bình đẳng vốn có của quan hê ̣ dân sự với mục đích bảo vê ̣ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng .
Điểm then chốt của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là các quy phạm điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh chuyên nghiệp bởi bản chất các giao dịch có sự tham gia của người tiêu dùng là hợp đồng, trong đó người tiêu dùng là một bên yếu thế hơn. Một số luật gia của Pháp cho rằng sự xuất hiện của khái niệm “người tiêu dùng” trong tư pháp được xem như là “sự khước từ quan điểm tự do hợp đồng được xây dựng trên cơ sở công bằng trừu tượng giữa các bên, là sự phản ánh khủng hoảng của thứ bình đẳng giả tạo giữa các bên trong hợp đồng” và định nghĩa luật bảo hộ lợi ích người tiêu dùng là tập hợp các ngoại lệ của luật hợp đồng chung [27]. Nói cách khác, theo nghĩa hẹp, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh chuyên nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải thực sự là một chỗ dựa pháp lý vững chắc cho người tiêu dùng, hiện thực hoá các quyền của người tiêu dùng và cung cấp các giải pháp pháp lý để khắc phục các yếu thế của họ trong quan hệ với nhà kinh doanh khi thực hiện việc mua sắm, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.