Các cơ chế hiê ̣n hành giải quyết tranh chấp trong hơ ̣p đồng gia nhâ ̣p

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 61)

Tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh chuyên nghiê ̣p trong hơ ̣p đồng gia nhâ ̣p về bản chất là tranh chấp dân sự được giải quyết thông qua bốn phương thức cơ bản bao gồm: thương lượng, hoà giải, trọng tài và toà án. Bở i vâ ̣y , pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy đi ̣nh thương lươ ̣ng (khiếu na ̣i trực tiếp ), hòa giải tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và khởi kiê ̣n ta ̣i Tòa án là ba phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh trong hợp đồng gia nhâ ̣p .

Nghị định 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 hướng dẫn thi hành Pháp lê ̣nh bảo vê ̣ quyền lợi người tiêu dùng quy đi ̣nh khi phát hiê ̣n quyền và lợi ích

của mình bị xâm hại , người tiêu dùng hoă ̣c đa ̣i diê ̣n hợp pháp của mình khiếu nại đến tổ chức , cá nhân kinh doanh hàng hóa , dịch vụ. Khi nhâ ̣n đươ ̣c khiếu nại, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa , dịch vụ phải cấp phiếu tiếp nhận khiếu na ̣i và tiến hành giải quyết khiếu na ̣i cho người tiêu dùng . Vớ i cơ chế khiếu na ̣i trực tiếp , người tiêu dùng và nhà k inh doanh có thể đa ̣t được thỏa thuâ ̣n để giải quyết tranh chấp giữa hai bên . Tuy nhiên, do pháp luâ ̣t chưa ta ̣o ra đươ ̣c cơ chế hỗ trơ ̣ người tiêu dùng từ phía cơ quan nhà nước nên viê ̣c yêu cầu nhà kinh doanh thực hiê ̣n trách nhiê ̣m của mình sẽ phụ thu ộc rất nhiều vào “thiện chí” của nhà kinh doanh , vào thông tin cũng như bằng chứng mà người tiêu dùng có được .

Nghị định 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 cũng quy định một phương thức mà người tiêu dùng có thể áp dụng trong trườ ng hợp các bên không đa ̣t đươ ̣c sự thỏa thuâ ̣n từ quá trình giải quyết khiếu na ̣i trực tiếp . Đó là đưa vụ viê ̣c ra hòa giải ta ̣i cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Sở công thương hoă ̣c Cục quản lý ca ̣nh tranh ). Trong quá t rình hòa giải , cơ quan hòa giải có quyền ha ̣n và trách nhiê ̣m yêu cầu các bên liên quan đến vụ viê ̣c khiếu na ̣i đến tham dự hòa giải , cung cấp các thông tin cần thiết ; xác nhận biên bản hòa giải và đảm bảo bí mật thông tin t rong quá trình hòa giải . Ngoài ra, người tiêu dùng c òn có thể tố cáo các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hơ ̣p đồng gia nhâ ̣p đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cơ quan này xem xét và xử lý theo thẩm quyề n (xử pha ̣t vi pha ̣m hành chính ).

Tuy nhiên , Tòa án vẫn được coi là phương thức giải quyết tranh chấp trong hơ ̣p đồ ng gia nhâ ̣p hiê ̣u quả nhất bởi thông qu a con đường tố tụng với trình tự , thủ tục chặt chẽ , phán quyết của Tòa án được đưa ra có giá trị như quyết đi ̣nh cuối cùng buô ̣c các bên phải tuân thủ . Trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án thực hiện theo quy định chung của pháp luật về tố tụng , mà trước hết là Bô ̣ luâ ̣t tố tụng dân sự năm 2004. Có nghĩa là Tòa án chỉ thụ lý giải

quyết vụ việc nếu có đơn khởi kiện của người tiêu dùng hay Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (trong trường hợp ủy quyền ); kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi cho Toà án các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp , ví dụ hợp đồng , hóa đơn, chứng từ chứng minh cho viê ̣c ký kết và thực hiê ̣n hợp đồng giữa hai bên , các loại chứng cứ chứng minh doanh nghiệp bị kiện đã có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng….; người tiêu dùng khi tiến hành khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí theo mức quy định của Nhà nước; khi yêu cầu Toà án trưng cầu giám định thì phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định (Điều 130, 131 Bộ luật tố tụng dân sự). Vụ kiện về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đươ ̣c coi là vụ kiê ̣n dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết tại Toà án nhân dân cấp huyện (thường là nơi cá nhân, doanh nghiệp bị kiện có trụ sở hoặc nơi cư trú). Nhìn chung , pháp luật hiện hành không có quy định riêng về loại việc tranh chấp này, nên trong thống kê của ngành Toà án không có mục thống kê về các vụ án khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và trên thực tế , số vụ kiê ̣n trong lĩnh vực này cũng không nhiều . Điều đó cho thấy cơ chế giải quy ết tranh chấp thông qua Tòa án chưa thực sự phù hợp với đă ̣c trưng các tranh chấp trong lĩnh vực tiêu dùng , đồng thời viê ̣c đáp ứng các yêu cầu của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành về căn cứ khởi kiê ̣n , về án phí… hoàn toàn không dễ dà ng đối với tuyê ̣t đa ̣i đa số người tiêu dùng Viê ̣t Nam .

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng gia nhập , ngoài các quy định chung về thủ tục tố tụng , pháp luật các nước còn quy định người tiêu dùng có quyền yê u cầu Tòa án tuyên bố vô hiê ̣u các điều khoản không công bằng trong hơ ̣p đồng gia nhâ ̣p , nói cách khác Tòa án được trao thẩm quyền xem xét , đánh giá và tuyên bố vô hiê ̣u các điều khoản không công bằng trong hơ ̣p đồng để bảo vê ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng .

Ví dụ , Điều 8 Luật Bảo vệ người tiêu dùng Quebec quy định: Người tiêu dùng có thể đề nghị tuyên bố vô hiệu một hợp đồng hoặc đề nghị giảm nghĩa vụ của mình nếu trong hợp đồng thể hiện rõ sự không cân xứng giữa phần nghĩa vụ tương ứng của các bên mà phần lớn thuộc về người tiêu dùng hoặc nếu nghĩa vụ của người tiêu dùng là quá nhiều, không hợp lý. Điều này có nghĩa là một hợp đồng có thể bị tuyên là vô hiệu nếu nó chứa đựng những điều khoản gây bất lợi cho người tiêu dùng về phần nghĩa vụ mà người tiêu dùng phải thực hiện. Tuy nhiên, Luật không coi trong trường hợp này hợp đồng sẽ bị vô hiệu đương nhiên mà chỉ bị tuyên là vô hiệu khi có yêu cầu của người tiêu dùng. Đây là một quy định bảo vệ người tiêu dùng một cách rõ ràng trong trường hợp họ thấy những điều khoản trong hợp đồng là vô lý , vi phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng .

So sánh với quy đi ̣nh nói trên , có thể thấy pháp luật Viê ̣t Nam chưa quy đi ̣nh rõ thẩm quyền củ a Tòa án trong viê ̣c sửa đổi nội dung các điều khoản hoặc tuyên bố vô hiệu các điều khoản không công bằng trong quá trình xét xử. Điều này cũng làm giảm đi hiê ̣u quả trong viê ̣c giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh , bởi mô ̣t điểm rất quan tro ̣ng để giải quyết triê ̣t để tranh chấp trong hơ ̣p đồng gia nhâ ̣p là viê ̣c loại bỏ các điều khoản có tính bất công , vi pha ̣m nguyên tắc thiê ̣n chí , trung thực nhằm khôi phục la ̣i tính bình đẳng vốn có t rong quan hê ̣ hơ ̣p đồng giữa hai bên.

Tóm lại , pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với hệ thống các quy phạm tương đối đồng bộ là cơ sở pháp lý để các quyền của người tiêu dùng được tôn trọng và được bảo vệ một cách có hiệu quả trong thực tế. Sau khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 được ban hành, người tiêu dùng đã được biết đến như một đối tượng đặc biệt, là người yếu thế cần được pháp luật bảo vệ đặc biệt hơn khi tham gia giao dịch với nhà kinh doanh chuyên nghiệp, nhờ đó công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã

có những chuyển biến rất tích cực. Hơn nữa , các văn bản pháp luật hiê ̣n hành đã có những quy định nhất đi ̣nh để điều chỉnh loại hợp đồng mà trong đó có các điều khoản mang tính tiêu chuẩn do nhà kinh doanh chuyên nghiệp đưa ra để giao di ̣ch với người tiêu dùng (hợp đồng gia nhập).

Tuy nhiên, các quy định pháp luật Việt Nam hiê ̣n hành về hợp đồng gia nhâ ̣p vẫn chưa đầy đủ . Về vấn đề này , pháp luật các nước có hai phương hướng cơ bản trong việc điều chỉnh, theo đó đa phần các nước coi hợp đồng gia nhập là một chế định trong văn bản pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; một số nước lại có riêng một văn bản pháp luật quy định về hợp đồng gia nhập, như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản…. Nội dung các quy định pháp luật có liên quan đến hợp đồng gia nhập của các nước về cơ bản bao gồm: (i) Định nghĩa hợp đồng gia nhập; (ii) Danh sách các điều khoản hợp đồng gia nhập không công bằng; (iii) Lĩnh vực áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng gia nhập; (iv) Cơ quan kiểm soát hợp đồng gia nhập; quy định về xử lý các vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập; và (v) Các quy phạm tố tụng tại Toà án. So với các quy đi ̣nh này , Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 còn thiếu những quy định cụ thể về: đối tượng, phạm vi áp dụng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng gia nhập; giá trị pháp lý của các điều khoản trong hợp đồng gia nhập; các quy định nhằm chống lại việc lạm dụng quyền tự do hợp đồng của nhà kinh doanh khi ký kết hợp đồng gia nhập với người tiêu dùng; quy định về giám sát hợp đồng gia nhập; xử lý các trường hợp vi phạm và tuyên bố vô hiệu các điều khoản hợp đồng bị coi là không công bằng… Các quy định trong hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập chưa đầy đủ và còn thiếu thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự. Điều này cho thấy vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập cần được đặt ra và điều chỉnh trực tiếp bằng những quy định đặc thù mang tính

nguyên tắc trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây cũng là xu hướng tất yếu khi xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để thay thế cho Pháp lệnh hiện hành đã không còn phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và xu thế chung của thế giới.

2.3. THƢ̣C TRẠNG VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)