ĐỒNG GIA NHẬP TRONG BỘ LUẬT DÂN SƢ̣

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 78)

Trong hệ thống văn bản pháp luật về hợp đồng, Bộ luật dân sự năm 2005 được coi là Bộ luật gốc có hiệu lực điều chỉnh chung đối với tất cả các quan hệ hợp đồng trong mọi lĩnh vực. Các quy định pháp luật về hợp đồng gia nhập trước hết phải nằm trong Bộ luật dân sự, hay nói cách khác hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tăng cường lập pháp dân sự, để cho người tiêu dùng trong quan hệ kinh tế có một cơ sở pháp lý vững chắc để dựa. Luật pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập của các nước đều phải dựa trên cơ sở luật dân sự nói chung để phát triển.

Tuy nhiên, quy định về hợp đồng dân sự theo mẫu tại Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2005 có nhiều điểm chưa phù hợp với nhận thức chung về hợp đồng gia nhập của các nước trên thế giới. Bởi vậy, việc sửa đổi quy định này trong Bộ luật dân sự sẽ góp phần không nhỏ vào việc thống nhất các quy định có liên quan đến hợp đồng gia nhập trong các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mà trước hết bắt đầu từ việc nhận thức đúng bản chất hợp đồng gia nhập và đưa ra định nghĩa về loại hợp đồng này. Nhà làm luật nên xem xét sử dụng thuật ngữ “hợp đồng gia nhập” hoặc “hợp đồng mẫu” thay thế thuật ngữ “hợp đồng theo mẫu” trong Bộ luật dân sự năm 2005, định nghĩa chính xác và đưa ra nguyên tắc chung điều chỉnh đúng với bản chất và đặc trưng của hợp đồng gia nhập. Theo đó, Điều 407, điều luật quan trọng nhất về hợp đồng gia nhập trong Bộ luật dân sự năm 2005 có thể “thiết kế” lại như sau:

1. Hợp đồng gia nhập là hợp đồng mà các điều kiện và điều khoản của nó do một bên thiết lập sẵn nhằm mục đích giao kết với nhiều người trên cơ sở các điều kiện và điều khoản đó.

Bên chấp nhận tham gia hợp đồng với các điều kiện và điều khoản được bên đề nghị đưa ra được gọi là bên gia nhập.

2. Hợp đồng gia nhập phải được giải thích không thiên vị phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực và nguyên tắc công bằng. Trường hợp nghĩa của điều khoản trong hợp đồng gia nhập không rõ ràng, nó phải được giải thích theo hướng có lợi cho bên gia nhập.

3. Trong trường hợp hợp đồng gia nhập có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng gia nhập, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên gia nhập thì điều khoản này không có hiệu lực pháp luật.

Quy định tại Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2005 sẽ là nền tảng quan trọng để xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.

3.2. XÂY DƢ̣NG VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐI ̣NH VỀ HỢP ĐỒNG GIA

NHẬP TRONG LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG

Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, văn bản pháp luật trực tiếp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có những quy định nhất đi ̣nh về hợp đồng gia nhập song chưa thâ ̣t sự đầy đủ. Khi so sánh với các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập của các nước, có thể thấy pháp luật Việt Nam vẫn còn một khoảng trống pháp lý đáng kể về hợp đồng gia nhập. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang đươ ̣c soa ̣n thảo để trình Quốc hội thông qua sẽ có sứ mệnh lấp đầy khoảng trống pháp lý này nhằm đảm bảo công bằng trong quan hệ hợp đồng gia nhập giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh chuyên nghiệp , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi gia nhập hợp đồng. Bởi vâ ̣y, Luâ ̣t bảo

vê ̣ quyền lơ ̣i người tiêu dùng cần quy đi ̣nh mô ̣t cách toàn diê ̣n các vấn đề pháp lý về hợp đồng gia nhập vì đây là một nội dung rất quan trọng trong pháp luật và thực tiễn tư pháp của nhiều nước . Những vấn đề sau đây cần đươ ̣c xây dựng, hoàn thiện để đưa vào Luâ ̣t:

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập (Trang 78)