Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tuyển dụng nhân sự tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Trang 45)

2.1.1. Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu

Có hai loại phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính và phương pháp định lương. Phương pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả và thành công của luận văn. Trong bài luận văn của tôi về đề tài

“Tuyển dụng nhân sự tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam” tôi lựa chọn

phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính dùng để nghiên cứu mục đích và nhiệm vụ đã nêu ở trên. Nhưng chủ yếu sẽ đi vào phương pháp định lượng nhiều hơn. Phương pháp định lượng giúp cho các nghiên cứu viên có những số liệu cụ thể để phân tích, dễ dàng so sánh được qua các giai đoạn,thời gian khác nhau, so sánh được giữa các vùng, miền…

Để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, tác giả đưa ra cách thức nghiên cứu như sau:

- Xây dựng mô hình nghiên cứu ( thông tin dữ liệu cần thu thập, cách thức thu thập dữ liệu, thời gian thu thập dữ liệu….)

- Tiến hành thu thập dữ liệu định lượng: sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua email nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian. - Xử lý và phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập được dữ liệu tác giả sẽ sử dụng

phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp - Đưa ra kết quả nghiên cứu

Ngoài ra, tác giả có sử dụng phương pháp định tính cụ thể là phỏng vấn chuyên sâu đối với chuyên viên tuyển dụng để ghi lại các thông tin thực tế về quá trình tuyển dụng, những khó khăn CBTD gặp phải từ đó kết hợp với các số liệu đã phân tích để đưa ra được giải pháp phù hợp nhất.

34

Ngoài những dữ liệu thứ cấp được lấy từ website của ngân hàng, căn cứ vào các thông tin dữ liệu đã từng được sử dụng trước đây, tôi xây dựng thông tin dữ liệu cần thiết để phục vụ nghiên cứu. thông tin xây dựng để nghiên cứu gồm có hai loại:

Thông tin dữ liệu các vị trí mà CBTD cần phải tuyển cho đơn vị. Thông tin này chủ yếu ghi chép lại số lượng CBTD phụ trách tuyển, thời gian CBTD tuyển được vị trí đó trong bao lâu? Theo dõi được trong tháng CBTD tuyển được bao nhiêu người? Còn lại bao nhiêu người? Số lượng hồ sơ CBTD nhận được cho một vị trí là bao nhiêu? Số lượng được phỏng vấn là bao nhiêu? Số lượng tuyển được. Từ đó đánh giá được lượng công việc của CBTD, đo lường được kết quả và chất lượng làm việc của công tác tuyển dụng nhân sự. ( Mẫu thông tin được trình bày ở phụ lục 01).

Thông tin dữ liệu tiếp theo là thông tin theo dõi các CBNV đã được tuyển vào ngân hàng, theo dõi xem CBNV mới có đạt qua được thời gian thử việc hay không để từ đó đánh giá chất lượng tuyển dụng có đáp ứng được nhu cầu đơn vị không? Theo dõi về thông tin tuyển dụng đầu vào của CBNV như tên tuổi, giới tính, trình độ, kinh nghiệm, quê quán…. để có thể rút ra số liệu thống kê so sánh đánh giá chất lượng tuyển dụng cụ thể hơn. ( Mẫu thông tin được trình bày ở phụ lục 02).

Từ hai thông tin trên giúp cho tôi có thể đưa ra được một số kết luận về chất lượng ứng viên, nguồn ứng viên và đánh giá về CBTD có thực hiện đúng quy trình tuyển dụng không, tuyển dụng có công khai minh bạch không, có đáp ứng được người phù hợp cho đơn vị không. Theo dõi được tiến độ tuyển dụng qua từng thời kỳ khi nào số lượng nhân sự tăng, giảm…để có thể kiểm soát được và chuẩn bị đủ nguồn dữ ứng viên cho đơn vị.

2.1.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Nguồn dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp rất phức tạp và có nhiều nguồn cung cấp nên người nghiên cứu cần phải sắp xếp các loại dữ liệu này 1 cách có hệ thống để việc nghiên cứu được dễ dàng hơn. Đối với đề tài nghiên cứu này, giai đoạn từ 2011-2014, tôi sẽ chủ yếu lấy dữ liệu thứ cấp từ báo cáo thường niên các năm, báo cáo tuyển dụng từ

35

2011-2014… để tập hợp lại, phân loại…Sau khi phân loại các số liệu cần nghiên cứu, tôi sẽ cho các số này vào 1 bảng để so sánh qua từng giai đoạn để từ đó có những nhận xét về việc tuyện dụng nhân sự tại ngân hàng. Tiến trình thu thập dữ liệu thứ cấp được sắp xếp như sau:

Hình 2.1. Tiến trình thu thập dữ liệu thứ cấp

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu vẽ)

Có hai hình thức tổ chức thu thập các dữ liệu là báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Trong bài nghiên cứu luận văn tôi sẽ sử dụng hình thức báo cáo thống kê định kỳ để lấy dữ liệu cho nguồn thứ cấp.

Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức thu thập dữ liệu ban đầu một cách thường xuyên, định kỳ theo hình thức, nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo đã quy định.

Yêu cầu của báo cáo thống kê định kỳ: đúng biểu mẫu, đúng kỳ hạn, nội dung có thể mở rộng hoặc thu hẹp….

Cách lập báo cáo thống kê định kỳ được lập theo trình tự sau:

- Tác giả theo dõi quá trình tuyển dụng thông qua các thông tin dữ liệu tuyển dụng do CBTD tự cập nhật, ghi lại các trường hợp đã tuyển của CBTD vào thông tin . Công việc này gọi là ghi chép ban đầu.

6. Hình thành các dữ liệu thứ cấp từ nguồn tư liệu gốc 5.Tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị dữ liệu

4.Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp

3. Xác định dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên ngoài 2. Xác định dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên trong

36

- Đến thời hạn báo cáo hàng tháng, tác giả tập hợp các tài liệu báo cáo ban đầu theo nội dung và phương pháp tính được chỉ dẫn trong báo cáo.

- Ghi các số liệu vào biểu mẫu và báo cáo.

- Các báo cáo tháng được lưu trữ để phục vụ cho việc tổng hợp làm báo cáo của năm.

Nguồn dữ liệu sơ cấp

Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác gả phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu để thu thập dữ liệu.

Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu

Phương pháp phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của trả lời và toàn bộ hành vi của họ. Người đi phỏng vấn cần căn cứ vào hai nguồn thông tin này để xác định chính xác câu trả lời và sau đó tiến hành ghi chép. Khi có mâu thuẫn giữa trả lời và hành vi thì ta phải đưa ra câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của thông tin.

Phỏng vấn chuyên sâu không thể hiểu biết sâu sắc bản chất bên trong của vấn đề nghiên cứu so với phỏng vấn nhóm nhưng biết chính xác câu trả lời của riêng từng người được phỏng vấn. Phỏng vấn chuyên sâu còn thực hiện trong bầu không khí trao đổi thông tin hoàn toàn tự do và hoàn toàn không có bất kỳ một áp lực mang tính xã hội như trong phỏng vấn nhóm.

Đặc điểm: Phỏng vấn chuyên sâu là một kỹ thuật trực tiếp và không cầu kỳ để thu thập thông tin, phỏng vấn chỉ có hai người đối diện: người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn có thể tùy vào lượng câu hỏi và dữ liệu tác giả muốn thu thập để nghiên cứu.

37

Kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu: Những kỹ thuật phỏng vấn cá nhân đang được sử dụng rộng rãi hiện nay là kỹ thuật bắt thang, đặt câu hỏi cho các vấn đề và phân tích biểu tượng. Trong nghiên cứu này tác giả sẽ dùng cách đặt câu hỏi cho các vấn đề cần nghiên cứu.

Phương pháp này áp dụng phỏng vấn cán bộ tuyển dụng.

2.1.4. Xử lý và phân tích dữ liệu

Áp dụng cách thức trên vào quá trình nghiên cứu luận văn, tại bộ phận tuyển dụng có thống nhất biểu mẫu, file theo dõi quá trình nhận nhu cầu tuyển dụng từ đơn vị cho đến khi cán bộ tuyển dụng tuyển được người và tiếp nhận ứng viên đi làm. Kết thúc vào các ngày cuối tháng tôi sẽ tập hợp file theo dõi của từng cán bộ tuyển dụng, sau đó xử lý thông tin dữ liệu cho biểu mẫu thống nhất nhau về các định dạng. Sau khi xử lý xong thông tin dữ liệu, tôi áp dụng PivotTable trong excel để chạy dữ liệu báo cáo ban đầu. Trong báo cáo này sẽ chạy ra được số lượng cán bộ tuyển dụng trong tháng là bao nhiêu, số lượng cán bộ cấp cao, mỗi cán bộ phụ trách tuyển được nhiều hay ít trong tháng. Từ những số liệu đó có thể so sánh, đánh giá xem lượng tuyển dụng hàng tháng, quý có biến động và chênh lệch không? Mức độ làm việc của cán bộ tuyển dụng như nào, đánh giá CBTD có hoàn thành chỉ tiêu được giao như đã nhận ban đầu? Tình trạng của các vị trí đang tuyển hiện tại như thế nào? Từ những số liệu đó có thể vẽ biểu đồ để so sánh các giai đoạn với nhau. Dùng các thông tin dữ liệu này không chỉ để nghiên cứu mà còn để báo cáo lên cho cấp trên khi có yêu cầu.

Với dữ liệu sơ cấp, sau khi tập hợp được các phiếu điều tra, tác giả sẽ phân loại dữ liệu, tập hợp các câu trả lời của các chuyên viên tuyển dụng. Các câu trả lời giống nhau của nhiều chuyên viên tuyển dụng được lấy làm căn cứ nghiên cứu sâu hơn cho phần đó.

Một phần của tài liệu Tuyển dụng nhân sự tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)