Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Trang 26)

Năng lực tài chính của một NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là thƣớc đo sức mạnh của NHTM tại một thời điểm nhất định, đồng thời phản ánh tiềm năng, triển vọng phát triển trong tƣơng lai của ngân hàng, gồm các chỉ tiêu sau:

1.3.1.1 Quy mô và khả năng huy động vốn

Vốn có một vai trò rất quan trọng đối với tất cả các ngân hàng thƣơng mại. Vốn tạo cơ sở để ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Vốn giúp ngân hàng gây dựng đƣợc uy tín, niềm tin đối với khách hàng. Có thể thấy, vốn đóng một vai trò nhƣ một tấm đệm giúp ngân hàng chống lại các rủi ro phá sản.

Quy mô vốn càng lớn thì ngân hàng càng có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển, đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ cũng nhƣ thực hiện các biện pháp quảng bá để phát triển thƣơng hiệu, thu hút đƣợc đông đảo khách hàng. Điều đó đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng.

- Đối với hoạt động huy động vốn: vốn tự có lớn tạo niềm tin cho khách hàng do có chức năng bảo vệ ngƣời gửi tiền nên đƣợc khách hàng lấy làm căn cứ khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiền, chỉ tiêu này càng lớn càng thu hút khách hàng gửi tiền.

17

- Đối với hoạt động cho vay và đầu tƣ: Quy mô vốn cho vay và đầu tƣ bị giới hạn bởi các tỷ lệ về giới hạn tín dụng trong mối tƣơng quan với vốn tự có, do đó vốn tự có càng lớn, càng tăng khả năng cho vay của ngân hàng đối với nhiều đối tuợng khách hàng và nhiều khách hàng lớn, đồng thời nó là cơ sở để khách hàng tin tƣởng vào năng lực cho vay và giải ngân của ngân hàng. Ngân hàng còn có thể đạt mức lãi suất cho vay hợp lý, cạnh tranh nhờ vào lợi thế quy mô.

- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác: vốn chủ sở hữu là nguồn đầu tƣ công nghệ, trang thiết bị máy móc để phát triển dịch vụ mới và tăng năng suất, tính nhanh chóng, hiệu quả, an toàn tiện cho các dịch vụ ngân hang hiện tại tăng cƣờng tính cạnh tranh của ngân hàng.

Mặt khác, vốn chủ sở hữu quyết định việc mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có còn đƣợc dùng xác định quy mô huy động vốn, các tỷ lệ giới hạn tín dụng đối với khách hàng, các tỷ lệ về an toàn hoạt động để làm căn cứ quản lý và kiểm soát hoạt động của các NHTM. Ở Việt Nam, các tỷ lệ này đƣợc quy định trong luật ngân hàng sẽ đƣợc đề cập trong những phần sau. Trong xu thế hội nhập, nâng cao tính cạnh tranh của vốn tự có là yêu cầu khách quan đối với mỗi NHTM để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng và mở rộng hoạt động ra thị trƣờng tài chính quốc tế.

1.3.1.2 Khả năng thanh toán

Theo chuẩn mực quốc tế, khả năng thanh toán của ngân hàng thể hiện qua tỷ lệ giữa tài sản ―Có‖ có thể thanh toán ngay và tài sản ―Nợ‖ phải thanh toán ngay.

Khả năng thanh toán của ngân hàng thƣơng mại đƣợc tính theo công thức:

Tổng tài sản có đến hạn

Khả năng thanh toán = Tổng tài sản nợ đến hạn

Theo chuẩn mực thanh toán hiện nay ở Việt Nam, đối với hạn thanh toán trong vòng 1 tuần thì tỉ lệ này bằng 1 lần, trong vòng 1 tháng thì tỉ lệ này là 0,25 lần.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán đo lƣờng khả năng ngân hàng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu tiền mặt của ngƣời tiêu dùng. Khi nhu cầu về tiền mặt của ngƣời gửi

18

tiền bị giới hạn, thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm một cách đáng kể, kết quả là ngân hàng thƣơng mại đó sẽ bị phá sản nếu để điều này xảy ra.

1.3.1.3 Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là thƣớc đo đánh giá tình hình kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại . Mức sinh lời đƣợc phân tích qua các thông số sau:

 Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:

Lợi nhuận sau thuế

ROE = * 100%

Vốn chủ sở hữu

ROE: thể hiện tỷ lệ thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản

Lợi nhuận sau thuế

ROA = * 100%

Tổng tài sản có

ROA: thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản, dùng để đánh giá công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

Với ngân hàng thƣơng mại có tỉ số ROA và ROE càng cao thì nó phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng đó càng lớn. Điều đó góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.1.4 Khả năng chống đỡ rủi ro

Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của ngân hàng thƣơng mại là khả năng làm giảm đi những tác động xấu tới nguồn vốn và tài sản của ngân hàng thƣơng mại. Có rất nhiều rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và rủi ro tội phạm

Rủi ro tín dụng: là rủi ro đối với ngân hàng khi ngƣời đi vay không thể hoàn

trả các khoản vay cho ngân hàng. Chúng ta đều biết rằng, ngân hàng chủ yếu cho vay bằng các khoản tiền gửi của những ngƣời gửi tiền và các khoản tiền ngân hàng đi vay. Do vậy, khi ngƣời vay không thể hoàn trả nợ cho ngân hàng sẽ dẫn tới việc

19

ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn trả lãi và gốc cho ngƣời gửi tiền và chủ nợ ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản: là rủi ro khi ngân hàng không còn đủ tiền mặt để đáp ứng

nhu cầu rút tiền gửi và cho vay vốn đối với những khách hàng chất lƣợng tốt. Nếu ngân hàng không thể tăng lƣợng tiền mặt kịp thời, nó có thể sẽ mất khách hàng và sụt giảm về lợi nhuận trong trƣờng hợp không thể cho vay khách hàng tốt. Còn khi ngân hàng không đủ khả năng thanh toán cho các khoản tiền rút ra của khách hàng thì nó sẽ đẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và có thể sụp đổ. Sự sụp đổ của một ngân hàng có thể dẫn tới sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Rủi ro lãi suất: Ngân hàng phải đƣơng đầu với rủi ro trong mức chênh lệch lãi

suất. Đây là mối nguy hiểm khi thu lãi từ các tài sản hoặc chi phi sẽ tăng đang kể, thu hẹp khoản chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi, làm giảm thu nhập ròng. Rủi ro về khả năng lãi suất thay đổi sẽ dẫn đến sự tăng hoặc giảm giá trị của tài snr hay của những khoản thu nhập từ tài sản của ngân hàng.

Rủi ro hoạt động: Là những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại

do sự giảm sút chất lƣợng quản lý, do cung cấp những dịch vụ không hiệu quả, do những sai lầm trong công tác quản lý hay do những thay đổi trong nền kinh tế và sự cạnh tranh của cá đối thủ mới về dịch vụ tài chính trên thị trƣờng ngan hàng. Những thay đổi trên có thể tác động tiêu cực tới dòng thu nhập làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.

Rủi ro tội phạm: Là những rủi ro do tham ô hay biển thủ tài sản ngân hàng hay

các vụ cƣớp ngân hàng.

Mức độ rủi ro của ngân hàng thƣờng đựơc đo lƣờng bằng 2 chỉ tiêu cơ bản sau:

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR: Capital Adequacy Ratio)

Tỉ lệ an toàn toàn vốn tối thiểu - CAR: là một thƣớc đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó đƣợc tính theo công thức:

Vốn cấp I + Vốn cấp II

CAR = * 100% Tài sản đã điều chỉnh rủi ro

20

Tỉ lệ này thƣờng đƣợc dùng để bảo vệ những ngƣời gửi tiền trƣớc rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng nhƣ hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này ngƣời ta có thể xác định đƣợc khả năng thánh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành…Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo đƣợc tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra cho mình một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ ngƣời gửi tiền.

Chính vì lí do đó mà các nhà quản lý ngành ngân hàng các nƣớc luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Theo chuẩn quốc tế (của Ủy ban giám sát tín dụng Basel) thì CAR tối thiểu phải đạt 8%. Ở Việt Nam tỉ lệ này đang là 9% ( theo thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN).

Chất lượng tín dụng ( tỷ lệ nợ quá hạn)

Chất lựơng tín dụng thể hiện chủ yếu thông qua tỷ lệ nợ quá hạn đƣợc tính bằng công thức:

Dƣ nợ quá hạn Tỉ lệ dƣ nợ quá hạn =

Tổng dƣ nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh giới hạn an toàn hoạt động của ngân hàng, vƣợt quá giới hạn này ngân hàng có nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản cao. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này ở mức 5% sẽ đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động tín dụng. Tỷ lệ này càng thấp chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng tốt và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Trang 26)