Uy tín, thương hiệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Trang 33)

Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng luôn gắn liền với yếu tố uy tín của ngân hàng thƣơng mại đó, tâm lý của ngƣời tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đến sự sống còn đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của ngƣời tiêu dùng mang lại.

24

Vì thế, danh tiếng và uy tín của ngân hàng thƣơng mại là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, nó quyết định sự thành công hay thất bại cho ngân hàng đó trên thƣơng trƣờng. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lƣới hoạt động, tăng thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của ngân hàng thƣơng mại.

Tuy nhiên, uy tín của ngân hàng thƣơng mại chỉ đƣợc tạo lập sau một khoảng thời gian khá dài thông qua hình thức sở hữu, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng các sản phẩm mang tính công nghệ cao, việc đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, để tạo đƣợc uy tín và danh tiếng trên thƣơng trƣờng, các ngân hàng thƣơng mại phải nổ lực và luôn luôn cải biến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Để xác định uy tín của ngân hàng, ta có thể dựa vào các giải thƣởng ngân hàng đạt đƣợc, dựa trên xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng hoặc các bảng xếp hạng uy tín do Nhà nƣớc đánh giá hay các tổ chức khác bình chọn…

Ngày nay, ngoài danh tiếng và uy tín của mình, các ngân hàng thƣơng mại còn phải thể hiện đƣợc sự liên kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của mình. Sự kiện một ngân hàng thƣơng mại hợp tác với một tổ chức tín dụng có uy tín và danh tiếng khác trên thƣơng trƣờng, hoặc sự hợp tác chiến lƣợc giữa các ngân hàng hay tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn nào cũng góp phần năng cao sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)