Ở nƣớc ta hiện nay, Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Với một chính sách kinh tế đƣợc xây dựng đúng đắn của Chính phủ sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Từ đó, đảm bảo cho các định hƣớng, chiến lƣợc ngành ngân hàng đi đúng quỹ đạo. Điều này tạo điều kiện giúp cho các tổ chức tín dụng xây dựng đƣợc cho mình một chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả và định hƣớng đúng đắn con đƣờng phát triển của mình.
Trong điểu kiện hội nhập, vai trò của Chính phủ ngày càng trở nên quan trọng. Việc gia nhập WTO vừa là một động lực để kinh tế phát triển nhƣng đồng thời cũng làm cho áp lực cạnh tranh tăng cao, tính bất ổn của nền kinh tế sẽ gia tăng.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo cho môi trƣờng cạnh tranh công bằng, cần đƣa ra một số kiến nghị với Chính phủ nhƣ:
Thứ nhất, ổn định môi trƣờng pháp lý.
Môi trƣờng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang từng bƣớc hoàn thiện song vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: sự cạnh tranh chƣa lành mạnh giữa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần, nhiều văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng còn chƣa đầy đủ và cụ thể gây khó khăn cho các ngân hàng.
Vì vậy đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo về việc xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật Các tổ chức tín dụng theo hƣớng quy định rõ
92
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thƣơng mại, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các qui định về ngân hàng với các luật và qui định khác ở cấp quốc gia và quốc tế. Điều này giúp cho các ngân hàng thƣơng mại có thể tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của mình trên thị trƣờng.
Thứ hai, ổn định môi trƣờng kinh tế.
Môi trƣờng kinh tế ổn định góp phần làm cho hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi, lợi nhuận thu đƣợc lớn, đem lại mức thu nhập cao cho cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Để ổn định môi trƣờng kinh tế, Chính phủ phải có các chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ gián tiếp nhƣ nghiệp vụ thị trƣờng mở, tái chiếu khấu, tái cấp vốn.., phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tạo điều kiện cho mọi ngành nghề hợp pháp cùng phát triển, đồng thời xây dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích phát triển kinh tế tƣ nhân, mở cửa thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.
Thứ ba, Chính phủ cần đẩy mạnh việc thiết lập mạng thông tin kinh tế để có thể
cung cấp một cách rộng rãi thông tin về các chính sách kinh tế, về thị trƣờng…
Thứ tư, giúp đỡ các ngân hàng thẩm định khách hàng, giải quyết vấn đề nợ quá
hạn…thúc đẩy ngân hàng tự hoàn thiện, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao uy tín của mình.