1.4.1 Yếu tố vĩ mô
1.4.1.1 Yếu tố kinh tế
Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro. Mỗi một bíên động bất lợi của kinh tế vĩ mô cũng ảnh hƣởng đến hoạt động bình thƣờng của một ngân hàng. Nếu nền kinh tế có các chỉ số về lãi suất, lạm phát, tỷ giá...biến động thì các chính sách, chiến lƣợc kinh doanh cũng sẽ thay đổi để hạn chế sự suy giảm của lợi nhuận. Đặc biệt, nếu ban lãnh đạo của ngân hàng không đề ra đƣợc các chíên lƣợc phù hợp với sự biến động đó sẽ ngân hàng của mình dần bị thua lỗ.
25
1.4.1.2 Yếu tố chính trị - Pháp luật
Một đất nƣớc có môi trƣờng chính trị ổn định, luật pháp đƣợc quy định rõ ràng, minh bạch, sự thay đổi luật diễn ra không thƣờng xuyên, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng an tâm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, có khả năng phát huy hết tối đa lợi thế cạnh tranh của mình. Ngƣợc lại, nếu môi trƣờng chính trị, xã hội luôn biến động thì dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng do sự không an toàn và sự thay đổi liên tục, sự kém minh bạch của hệ thống luật pháp.
1.4.1.3 Văn hóa – xã hội
Có thể nói, ngân hàng là một ngành kinh doanh lòng tin. Ngân hàng là ngƣời giữ túi tiền cho ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp, là ngƣời nắm hầu bao của nền kinh tế quốc dân, vì thế, nếu ngân hàng không hiểu đƣợc các tập quán văn hoá, xã hội của ngƣời dân nhƣ thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí, mức thu nhập của ngƣời dân... thì sẽ không thể lấy đƣợc lòng tin của khách hàng và từ đó sẽ bị đào thải khỏi thị trƣờng.
1.4.1.4 Yếu tố công nghệ
Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra nhƣ vũ bão trên toàn thế giới, công nghệ quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp nói chung và một ngân hàng nói riêng, nếu ngân hàng có công nghệ lạc hậu hơn đối thủ cạnh tranh thì sớm muộn cũng sẽ bị đối thủ cạnh tranh đánh bật ra khỏi thị trƣờng.
Một ngân hàng chú trọng đến công nghệ của mình sẽ làm cho khách hàng tin tƣởng và từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng mới hay lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
1.4.1.5Chính sách của nhà nước và ngân hàng trung ương
Vai trò của Nhà nƣớc là một yếu tố mang tính chất xúc tác rất quan trọng với sự phát triển của bất kỳ ngành nào ở một nƣớc. Đối với lĩnh vực ngân hàng, Nhà nƣớc lại càng đóng một vai trò quan trọng.
Nhà nƣớc tác động đến sự phát triển của các ngân hàng trƣớc hết với vai trò của ngƣời quản lý và giám sát của toàn hệ thống thông qua vai trò của ngân hàng Nhà nƣớc. Sự hoạt động lành mạnh và an toàn của hệ thống ngân hàng thƣơng mại
26
là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế ở một quốc gia. Do những mối liên kết rất chặt chẽ của toàn bộ hệ thống ngân hàng thƣơng mại, sự đồ vỡ của một ngân hàng thƣờng gây ra những hậu quả rất to lớn và cớ khả năng gây ra hiệu ứng lan truyền lên toàn hệ thống. Vì thế, hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại phải chịu sự quản lý và giám sát hết sức chặt chẽ của các cơ quan nhà nƣớc nói chung và của ngân hàng Nhà nƣớc nói riêng.
Ngân hàng Nhà nƣớc là cơ quan quản lý Nhà nƣớc cao nhất trong lĩnh vực ngân hàng, có chức năng soạn thảo các dự thảo luật, ban hành các quy định hƣớng dẫn về mặt pháp lý trong kinh doanh ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các ngân hàng thƣơng mại… Với vai trò quan trọng nhƣ vậy đòi hỏi ngân hàng Nhà nƣớc phải có năng lực quản lý điều hành phù hợp. Nếu năng lực quản lý điều hành của ngân hàng Nhà nƣớc không tốt sẽ ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thƣơng mại. Ví dụ không đƣa ra đƣợc các quy định pháp lý kịp thời hƣớng dẫn hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại, không có các biện pháp cảnh cáo, ngăn chặn cần thiết đối với các hành vi tiêu cực, gian lận, vi phạm những điều bị cấm hoặc không khuyến khích, hạn chế về năng lực điều hành chính sách tiền tệ.
1.4.1.6 Sự biến động của nền kinh tế thế giới
Quá trình hội nhập của nền kinh tế đòi hỏi một đất nƣớc cũng phải tuân thủ các luật chơi của quốc tế. Sự biến động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các chỉ số nhƣ lãi suất, tỷ giá, giá dầu, vàng, đô la...cũng tác động rất lớn tới nền kinh tế trong nƣớc và từ đó ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, sự hội nhập kinh tế thế giới làm cho các ngân hàng không chỉ cạnh tranh nội địa với nhau mà còn cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài đổ bộ ngày càng nhiều vào Việt Nam với quy mô vốn lớn và công nghệ hiện đại.