3.4.1. Phân loại tài nguyên đất theo FAO
Trong quá trình thực hiện đề tài, căn cứ vào địa hình, địa mạo, hiện trạng sử dụng đất, diện tích phân bố các vùng sản xuất NN của các xã, đã tiến hành điều tra lấy 188 phẫu diện đất trên diện tích khoảng 6.500 ha đất sản xuất NN toàn huyện, trong đó bao gồm 18 phẫu diện chính có phân tích mẫu đất theo tầng phát sinh và 170 phẫu diện chính không phân tích và phẫu diện thăm dò.
Đã phân tích 25 chỉ tiêu lý, hóa học đất theo tầng phát sinh của 18 phẫu diện chính có phân tích, kết quả là bộ số liệu của 1.800 chỉ tiêu, trong đó bao gồm 360 chỉ tiêu lý học và 1.440 chỉ tiêu hóa học.
54 Bảng 11. Các Nhóm đất chính và Đơn vị đất huyện Phúc Thọ TT Tên nhóm đất chính và đơn vị đất Ký hiệu Diện tích, (ha) Tỷ lệ, (%) DTĐT DTTN I Đất phù sa FL 4.664,29 70,17 39,80
1 Đất phù sa cơ giới nhẹ FLa 540,59 8,13 4,61
2 Đất phù sa đọng nước FLs 767,78 11,55 6,55 3 Đất phù sa có tầng biến đổi FLc 468,22 7,04 4,00 4 Đất phù sa chua FLd 1.473,01 22,16 12,57 5 Đất phù sa ít chua FLe 398,80 6,00 3,40 6 Đất phù sa điển hình FLh 1.015,89 15,28 8,67 II Đất cát AR 932,78 14,03 7,96 III Đất xám AC 536,51 8,07 4,58 1 Đất xám rất chua ACh 536,51 8,07 4,58 IV Đất loang lổ PT 513,18 7,73 4,38
Diện tích điều tra: 6.646,76 100 56,72
Tổng diện tích tự nhiên: 11.719,27
3.4.2.1.Nhóm đất phù sa (Fluvisols - FL)
a. Diện tích và phân bố
Nhóm đất phù sa có 4.664,29 ha; chiếm 39,80% diện tích tự nhiên (DTTN) và 70,17% diện tích đất điều tra (DTĐT), phân bố hầu hết trên các xã và thị trấn trong huyện.
b.Đặc điểm phát sinh hình thành và phân loại của Nhóm đất phù sa
Đây là những đất hình thành trên trầm tích của sông Hồng và các con sông nhỏ khác còn thể hiện rõ các đặc tính xếp lớp của trầm tích, thỏa mãn yêu cầu của vật liệu phù sa (Fluvic Materials) được xếp vào Nhóm đất phù sa. Hình thái phẫu diện của đất phù sa đặc trưng kiểu A(B)C, hoặc AC. Trong đó tầng B nếu có, chủ yếu là tầng biến đổi về mầu sắc hoặc cấu trúc, được tạo ra do quá trình thoát thủy, do sự lên xuống của nước ngầm hoặc do một số yếu tố nhân tác khác, dẫn đến sự biến đổi về mức độ bão hòa nước trong đất, về trạng thái oxyhóa - khử và biến đổi trạng thái vật chất của trầm tích ban đầu.
Căn cứ vào tầng chẩn đoán và đặc tính chẩn đoán, đối chiếu với các quy định và định nghĩa của FAO- UNESCO-WRB, Nhóm đất phù sa của huyện Phúc Thọ được chia thành 6 Đơn vị đất gồm:
- Đất phù sa cơ giới nhẹ (FLa): Loại đất này có có 540,59 ha (chiếm 4,61%
DTTN và 8,13% DTĐT), phân bố ở vùng tránh lũ trong huyện. Tập chung chủ yếu ở các xã Tam Thuấn, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Vân Phúc,... Đây là những loại đất phù sa được hình thành ở những nơi có địa hình cao, thường ít bị ngập nước. Căn cứ vào các đặc tính như Eutri-, Umbri và Stagni- chia Đơn vị đất này thành 2 Đơn vị đất phụ và 2
55
đơn vị Dưới đơn vị đất phụ. Hiện tại, trên các loại đất này chủ yếu là gieo trồng 1 vụ lúa - 2 vụ màu, chuyên màu.
- Đất phù sa đọng nước (FLs): Loại đất này có có 767,78 ha (chiếm 6,55%
DTTN và 11,55% DTĐT), phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Tập chung chủ yếu ở các xã Long Xuyên, Hát Môn, Ngọc Tảo, Thanh Đa và Tam Thuấn. Đây là những loại đất phù sa được hình thành ở những nơi có địa hình vàn và vàn thấp. Căn cứ vào các đặc tính như Dystri-, Ferri-, và Hapli- chia Đơn vị đất này thành 1 Đơn vị đất phụ và 2 đơn vị Dưới đơn vị đất phụ. Hiện tại, trên các loại đất này chủ yếu là gieo trồng 2 vụ lúa, 2 lúa - 1 vụ màu.
Hình 4. Phẫu diện đất phù sa đọng nước Hình 5. Phẫu diện đất phù sa có tầng biến đổi
- Đất phù sa có tầng biến đổi (FLc): Loại đất này có 468,22 ha chiếm 4,00%
DTTN và 7,04% DTĐT. Phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện, chủ yếu tại Phụng Thương, Long Xuyên, Liên Hiệp, Ngọc Tảo, Tam Hiệp. Đất thường phân bố trên các chân ruộng vàn, nơi tiếp giáp giữa địa hình thấp với địa hình cao. Loại đất này bị ảnh hưởng của quá trình canh tác tạo cho các tầng dưới có những biến đổi về cấu trúc, mầu sắc. Căn cứ vào các đặc tính như Veti-; và Hapli- chia Đơn vị đất này thành 1 Đơn vị đất phụ và 1 đơn vị Dưới đơn vị đất phụ. Trên loại đất này hiện được trồng nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau như chuyên lúa, chuyên mầu và lúa mầu.
- Đất phù sa chua (FLd): Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất, có khoảng
1.473,01 ha chiếm 12,57% DTTN và 22,16% DTĐT. Đất phù sa chua phân bố tại hầu hết trên địa bàn các xã trong huyện. Nhìn chung đây là loại đất mang bản chất phù sa
PT 01
56
mầu mỡ, phân bố trên nhiều loại địa hình khác nhau, song do quá trình khai thác, sử dụng lâu đời, cộng với việc khai thác không có bồi dưỡng trở lại cho đất đã làm giảm độ phì nhiêu của đất. Căn cứ vào các đặc tính chẩn đoán như Abrupti-, Veti-, Ferr-, Stagni-, Silti-, và Hapli- chia Đơn vị đất này thành 3 Đơn vị đất phụ và 4 đơn vị Dưới đơn vị đất phụ. Trên các loại đất này, hiện tại có các loại hình sử dụng đất rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu là 2 vụ lúa.
- Đất phù sa ít chua (FLe): Loại đất này có diện tích khoảng 398,80 ha; chiếm
3,40% DTTN và 6,00% DTĐT, loại đất này phân bố ở hầu hết các xã và thị trấn, nhưng tập chung nhiều ở các xã Cẩm Đình, Thanh Đa, Tam Thuấn, Xuân Phú. Đây là loại được phân bố chủ yếu ở địa hình vàn đến cao, đất còn giữ nguyên các bản chất của đất phù sa và hàng năm vẫn được bồi đắp một lượng phù sa nhất định. Căn cứ vào các đặc tính chẩn đoán như Silti-, và Hapli- chia Đơn vị đất này thành 1 Đơn vị đất phụ và 1 đơn vị Dưới đơn vị đất phụ. Hiện tại trên loại đất này chủ yếu là trồng mầu và một số ít diện tích trồng lúa mầu.
Hình 6. Phẫu diện đất phù sa điển hình Hình 7. Phẫu diện đất phù sa ít chua
- Đất phù sa điển hình (FLh): Loại đất này có 1.015,89 ha chiếm 8,67% DTTN
và 15,28% DTĐT. Phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, chủ yếu tại Võng Xuyên, Thọ Lộc, Long Xuyên, Hát Môn, Thanh Đa, Sen Chiểu. Đất thường phân bố trên các chân ruộng vàn, nơi tiếp giáp giữa địa hình thấp với địa hình cao. Căn cứ vào các đặc tính như Dystri-, Silti-, Ferri-, Eutri- và Stagni- chia Đơn vị đất này thành 2 đơn vị đất phụ và 3 đơn vị Dưới đơn vị đất phụ. Trên loại đất này hiện được trồng nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau như chuyên lúa, chuyên mầu và lúa mầu.
PT 06
57
Các Đơn vị phân loại đất của Nhóm đất phù sa:
FAO-UNESCO-WRB VIỆT NAM
1. FLUVISOLS ĐẤT PHÙ SA
1.1. Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ
1.1.1. Eutric- Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ, ít chua
1. Stagni- Eutric- Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ, ít chua, đọng nước
1.1.2. Umbri- Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ, sẫm màu
2. Stagni- Umbri- Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ, sẫm màu, đọng nước
1.2. Stagnic Fluvisols Đất phù sa đọng nước
1.2.3 Dystri- Stagnic Fluvisols Đất phù sa đọng nước, chua
3. Ferri- Dystri- Stagnic Fluvisols Đất phù sa đọng nước, chua, có kết von 4. Hapli- Dystri- Stagnic Fluvisols Đất phù sa đọng nước, chua, điển hình
1.3. Cambic Fluvisols Đất phù sa có tầng biến đổi
1.3.4. Veti- Cambic Fluvisols Đất phù sa có tầng biến đổi, nghèo bazơ
5. Hapli- Veti- Cambic Fluvisols Đất phù sa có tầng biến đổi, nghèo bazơ, điển hình
1.4. Dystric Fluvisols Đất phù sa chua
1.4.5. Stagni- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, đọng nước
6. Silti- Stagni- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, đọng nước, cơ giới trung bình 7. Ferri- Stagni- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, đọng nước, có kết von
1.4.6. Abrupti- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, có tầng cát xen
8. Stagni- Abrupti- Dystric Fluvisols
Đất phù sa chua, có tầng cát xen, đọng nước
1.4.7. Veti- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, nghèo bazơ
9. Hapli- Veti- Dystric Fluvisols Đất phù sa chua, nghèo bazơ, điển hình
1.5. Eutric Fluvisols Đất phù sa ít chua
1.5.8. Silti- Eutric Fluvisols Đất phù sa ít chua, cơ giới trung bình
10. Hapli- Silti- Dystric Fluvisols Đất phù sa ít chua, cơ giới trung bình, điển hình
1.6. Haplic Fluvisols Đất phù điển hình
1.6.9. Dystri- Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình, chua
11. Stagni- Dystri- Haplic Fluvisols
Đất phù sa điển hình, chua, đọng nước
12. Silti- Dystri- Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình, chua, cơ giới trung bình
1.6.10. Silti- Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình, cơ giới trung bình
13. Ferri- Silti- Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình, cơ giới trung bình, có kết von
c. Tính chất lý, hóa học của Nhóm đất phù sa: -Đất phù sa cơ giới nhẹ - Arenic Fluvisols:
Phù sa cơ giới nhẹ có thành phần cơ giới tầng mặt nhẹ, các tầng dưới có cơ giới nặng hơn, thường từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Tỷ lệ cấp hạt cát khoảng 40 - 50%, cát mịn chiếm tỷ lệ lớn; cấp hạt sét khoảng 15 - 22%; còn lại là cấp hạt thịt. Dung trọng đất ở mức trung bình, khoảng 1,26 - 1,35 g/cm3. Đất tầng mặt khá tơi xốp, các tầng phía dưới đất chặt hơn, khoảng từ 48 - 53%. Nhìn chung các tính chất vật lý khá phù hợp yêu cầu với đất canh tác.
58
Đất có phản ứng ít chua đến trung tính, pHH2O từ 5,8 - 6,9 và pHKCl từ 5,1 - 6,1. CEC tương đạt trung bình, 14,4 meq/100g đất và 29,7 meq/100g sét. Độ no bazơ ở mức khá, dao động trong khoảng 54 - 74%.
Đất có hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số từ thấp đến trung bình, dao động trong khoảng 0,80 - 1,32% OC (tầng mặt thường đạt mức trung bình, từ 1,1 - 1,50% OC). Đạm tổng số ở mức thấp, dao động trong khoảng 0,08 - 0,13% N. Lân tổng số và dễ tiêu đều ở mức nghèo, tương ứng từ 0,09 - 0,13% P2O5 và từ 7,70 - 15,41 mg P2O5/100g đất, riêng tầng mặt do ảnh hưởng của phân bón nên thường ở mức khá, dao động trong khoảng 10,5 - 25,5 mg P2O5/100g đất. Kali tổng số và kali dễ tiêu đều thấp, thường từ 0,77 - 1,69% K2O và từ 3,20 - 12,89 mg K2O/100g đất. Riêng tầng mặt có hàm lượng cao hơn nhưng chỉ ở mức trung bình.
-Đất phù sa đọng nước - Stagnic Fluvisols:
Đất có thành phần cơ giới tầng mặt từ trung bình đến thịt nhẹ pha cát. Tầng mặt cấp hạt sét đạt khoảng 20 - 40% và có chiều hướng tăng dần ở các tầng tiếp theo, dao động trong khoảng 24 - 46%. Cấp hạt cát tầng mặt dao động từ 30 - 35%, phần lớn là cát mịn, có chiều hướng giảm dần theo chiều sâu phẫu diện và còn khoảng 22 - 32% ở những tầng tiếp theo. Cấp hạt thịt dao động từ 26 - 42%. Độ dày tầng đất thường trên 120 cm, ít chất lẫn. Độ xốp tầng đất mặt đạt yêu cầu của tầng canh tác, khoảng 49 - 50%. Dung trọng đất ở mức trung bình, dao động từ 1,30 - 1,64 g/cm3, điển hình cho đất trồng trọt.
Đất có độ chua trung bình đến trung tính, pHH2O dao động từ 5,3 - 5,5 và pHKCl từ 4,2 - 4,9. Dung tích hấp thu ở mức trung bình đến khá, khoảng 9,07 - 12,54 meq/100g đất và 19,1 - 25,0 meq/100g sét. Độ no bazơ ở mức trung bình đến thấp, trong khoảng 25,6 - 31,7%.
Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số tầng canh tác (tầng mặt) ở mức trung bình khá, thường đạt khoảng 1,4 - 1,8% OC và giảm rõ rệt ở những tầng tiếp theo. Đạm tổng số từ trung bình đến nghèo, dao động trong khoảng 0,03 - 0,11% N (trừ tầng mặt ở mức trung bình, khoảng 0,12 - 0,13% N). Lân tổng số và dễ tiêu hầu hết đều ở mức nghèo, dao động từ 0,03 - 0,09% P2O5 và 5,8 - 10,9 mg P2O5/100g đất, riêng đất tầng mặt do canh tác bón phân hàm lượng đạt mức trung bình. Kali tổng số đạt mức trung bình, từ 0,60 - 1,43% K2O. Tuy nhiên kali dễ tiêu lại chỉ ở mức thấp, từ 1,7 - 7,2 mg K2O/100g đất.
-Đất phù sa có tầng biến đổi - Cambic Fluvisols:
Đất có thành phần cơ giới tầng mặt từ trung bình đến thịt nhẹ pha cát. Tầng mặt cấp hạt sét chỉ đạt khoảng 32 - 35% và có chiều hướng tăng dần ở các tầng tiếp theo, dao động trong khoảng 30 - 44%. Cấp hạt cát tầng mặt dao động từ 35 - 48%, phần lớn
59
là cát mịn, có chiều hường giảm dần theo chiều sâu phẫu diện và còn khoảng 20 - 45% ở những tầng tiếp theo. Cấp hạt thịt dao động từ 21 - 33%. Độ dày tầng đất thường trên 120 cm, ít chất lẫn. Độ xốp tầng đất mặt đạt yêu cầu của tầng canh tác, khoảng 48 - 51%. Dung trọng đất ở mức trung bình, dao động từ 1,34 - 1,69 g/cm3, điển hình cho đất trồng trọt.
Đất có độ chua từ trung bình đến ít chua, pHH2O dao động từ 4,9 - 5,3 và pHKCl từ 3,9 - 4,8. Độ chua tiềm tàng thường đạt 2,06 - 7,03 meq/100g đất. Dung tích hấp thu ở mức trung bình đến khá, khoảng 10,20 - 14,80 meq/100g đất và 15,6 - 31,2 meq/100g sét. Độ no bazơ ở mức trung bình đến thấp, trong khoảng 27,2 - 32,1%.
Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số tầng canh tác (tầng mặt) ở mức khá, thường đạt khoảng 1,10 - 1,80% OC và giảm rõ rệt ở những tầng tiếp theo, riêng ở tầng biến đổi hàm lượng chỉ đạt 0,10 - 0,30% OC. Đạm tổng số từ trung bình đến nghèo, dao động trong khoảng 0,03 - 0,11% N (trừ tầng mặt ở mức trung bình, khoảng 0,11 - 0,12% N). Lân tổng số và dễ tiêu hầu hết đều ở mức nghèo, dao động từ 0,07 - 0,14% P2O5 và 4,80 - 11,305 mg P2O5/100g đất, riêng đất tầng mặt do canh tác bón phân hàm lượng đạt mức giầu. Kali tổng số đạt mức trung bình, từ 0,32 - 0,51 % K2O; tuy nhiên kali dễ tiêu lại chỉ ở mức thấp, từ 4,30 - 7,70 mg K2O/100g đất.
-Đất phù sa chua - Dystric Fluvisols:
Đất phù sa chua có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tầng mặt hầu hết là cơ giới trung bình, tỷ lệ cấp hạt thịt 25 - 40%, cấp hạt sét 30 - 40%, cấp hạt cát 25 - 30%, chủ yếu là cát mịn. Những tầng tiếp theo có sự tăng dần của hàm lượng hạt sét, thường biến động trong khoảng từ 35 - 50% sét và 30 - 45% thịt. Dung trọng đất đạt mức trung bình, dao động từ 1,35 - 1,62 g/cm3, ngoại trừ một số mẫu tầng mặt có dung trọng thấp hơn và một số tầng bị nén chặt. Độ xốp đất tầng mặt thường đạt trên