Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 50)

a. Kết quả đạt được

- Công tác đo đạc, lập bản đồ Địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm sử dụng đất được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và xử lý kịp thời. Nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách của huyện, góp phần xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị và xây dựng các công trình, dự án về kinh tế - xã hội. Những chủ trương là phù hợp với quy định của pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

- Nhằm giúp cho UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai và bảo vệ môi trường, huyện đã chú trọng hoàn thiện ngành tài nguyên và môi trường từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn đủ về lực lượng, nắm vững chuyên môn, đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

b. Những tồn tại cần khắc phục

- Quan niệm và nhận thức về sở hữu đất đai của người dân còn hạn chế, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, quản lý mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.

- Việc sử dụng đất ở một số nơi còn lãng phí, để hoang hóa, không sử dụng đất liên tục 12 tháng sau khi được giao đất.

- Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn xảy ra như: lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật, vi phạm quy hoạch,...

- Thị trường về quyền sử dụng đất còn tự phát, Nhà nước chưa hình thành được các tổ chức để quản lý và điều tiết giá đất, đất đai mang giá ảo, không phù hợp với giá thực tế.

- Công tác cấp giấy CNQSD đất được triển khai và thực hiện nghiêm túc nhưng kết quả đạt được còn chậm so với yêu cầu đặt ra.

47

- Chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, một số chỉ tiêu sử dụng đất dự báo chưa sát với nhu cầu thực tế, một số địa phương chưa chủ động trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Việc quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng còn bất cập, hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất vì mục tiêu lợi nhuận còn diễn ra ở một số xã. Cụ thể của loại sai phạm này là tự chuyển đất nông nghiệp sang làm nhà ở, tự chuyển đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả, cây cảnh; sử dụng đất nông nghiệp để làm các trang trại phục vụ hoạt động phi nông nghiệp.

- Sự thay đổi về tổ chức cán bộ ngành quản lý đất đai nhất là ở cơ sở, dẫn đến việc theo dõi, quản lý biến động đất đai không liên tục nên số liệu, tài liệu đất đai chưa phản ánh đúng với thực tế sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)