Cơ cấu hành chính, dân số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 43)

Huyện gồm 22 xã: Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Xuân Phú, Cẩm Đình, Phương Độ, Sen Chiểu, Võng Xuyên, Long Xuyên, Thượng Cốc, Hát Môn, Thọ Lộc, Tích Giang, Phúc Hòa, Ngọc tảo, Thanh Đa, Trạch Mỹ Lộc, Tam Thuấn, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Huyện lị là thị trấn Phúc Thọ, cách thị xã Sơn Tây 5 km.

40

Bảng 5. Một số chỉ tiêu về dân số năm 2013

Hạng mục Đơn vị tính 2000 2005 2008 2013

1. Dân số trung bình 1000 người 152,91 158,82 164,48 168,30

2. Mật độ dân số người/km2 1356 1403 1.436,10

3. Tỷ suất sinh % 1,52 1,56 1,70 1,60

4. Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,04 1,13 1,20 1,05

5. Dân số đô thị 1000 người 6,31 6,87 7,33 7,43

6. Tỷ lệ đô thị hóa % 4,13 4,32 4,45 4,62

7. Dân số nông thôn 1000 người 146,59 151,96 157,15 160,87

Nguồn: Niên giám thống kê huyện

Tỷ lệ tăng dân số của huyện Phúc Thọ có xu hướng tăng từ 1,04% năm 2000 lên 1,2% vào năm 2008 và đến năm 2013 là 1,05%.

Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra tương đối chậm. Năm 2000 tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện đạt 4,13%, năm 2005 đạt 4,32% và tăng lên 4,62% vào năm 2013.

Dân số trung bình toàn huyện năm 2013 đạt khoảng 168,3 nghìn người, trong đó dân số đô thị khoảng 7,5 nghìn người. Dân cư của huyện phân bố không đồng đều giữa khu vực đô thị và vùng nông thôn cũng như giữa khu vực trong đồng và vùng bãi. Ở khu vực đô thị (thị trấn Phúc Thọ) thì mật độ dân số là 1.959 người/km2. Đối với vùng trong đồng, mật độ dân số tập trung cao hơn, bình quân 1.606 người/km2, trong khi các xã vùng bãi mật độ dân số là 1.215 người/km2. Cá biệt có xã chưa đạt được 500 người/km2 như Vân Hà (367 người/km2), trong khi đó có mật độ dân số cao nhất huyện là xã Võng Xuyên 2.274 người/km2. Vì vậy, những nơi có mật độ dân số cao là những nơi có nhu cầu sử dụng đất lớn. Ngược lại, những nơi có nhiều khả năng khai thác mở rộng lại là những nơi dân cư ít, do đó cần phải tính toán quỹ đất cho phù hợp với dân số của từng nơi một cách hợp lý.

* Lao động: Năm 2013, tổng số lao động toàn huyện khoảng 90,3 nghìn lao động (tăng so với năm 2003 khoảng 13,5 nghìn lao động), trong đó lao động nông lâm - ngư nghiệp có lực lượng đông nhất với 52,5 nghìn lao động. Tăng trưởng lao động trong giai đoạn 2003 - 2008 là 1,8%/ năm, trong giai đoạn 2008 - 2013 tăng trưởng lao động đạt tốc độ 2,1%.

Bảng 6. Diễn biến tình hình lao động và cơ cấu lao động giai đoạn 2003 - 2013

ĐVT: lao động - nghìn người; cơ cấu - %

TT Hạng mục 2003 2008 2013 Tăng trưởng 2003- 2008 2008- 2013 I Tổng số lao động 72,6 79,2 90,3 1,8 2,1

41 TT Hạng mục 2003 2008 2013 Tăng trưởng 2003- 2008 2008- 2013

2 Công nghiệp - xây dựng 7,1 10,2 15,2 7,4 7,5

3 Thương mại dịch vụ 4,2 6,5 12,0 8,9 10,4

4 Học sinh, sinh viên và số người trong

độ tuổi lao động thiếu việc làm 7,2 10,1 11,7 7,0 6,0

II Cơ cấu lao động 100 100 100

1 Nông lâm, ngư nghiệp 74,4 66,2 56,8

2 Công nghiệp - xây dựng 9,8 12,8 16,9

3 Thương mại dịch vụ 5,8 8,2 13,3

4 Học sinh, sinh viên và số người trong

độ tuổi lao động thiếu việc làm 9,9 12,8 13,0

Nguồn: Phòng Lao động - TBXH huyện Phúc Thọ

* Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động: Trong giai đoạn 2003 - 2013, có xu hướng giảm cơ cấu lao động nông lâm - ngư nghiệp, tăng cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. Cơ cấu lao động nông lâm - ngư nghiệp giảm từ 74,4% năm 2003 xuống còn 56,8% vào năm 2013. Công nghiệp tăng từ 9,8% năm 2003 lên 16,9% năm 2013, tương tự đối với thương mại - dịch vụ tăng từ 5,8% năm 2003 lên 11,7% năm 2013.

* Chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện trong những năm qua đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của thành phố, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đến năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện mới đạt 20,2% tổng số lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)