Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 70)

Nông nghiệp luôn được xác định là ngành kinh tế chủ đạo và mũi nhọn của Phúc Thọ. Từ là địa phương khó khăn nhất của Hà Tây trước đây (nay là Hà Nội) do xuất phát điểm kinh tế thấp, lại có gần ½ số nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ quốc gia, thương xuyên đối mặt với tình trạng ngập lụt. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Phúc Thọ đã trở thành một trong 3 địa phương có phong trào sản xuất nông nghiệp mạnh nhất. Trong những năm vừa qua,

67

giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân trên 4%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bắt đầu dịch chuyển theo hướng mang lại hiệu quả cao.

Tổng diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2013 là 6491,35 ha chiếm 55,39% diện tích tự nhiên và được chia thành 2 vùng: vùng đồng và vùng bãi. So với toàn tỉnh, bình quân đất trên một nhân khẩu của huyện thấp hơn. Tuy vậy, Phúc Thọ được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện: đất đai chủ yếu là đất bãi có độ phì cao do phù sa của sông Hồng bồi đắp quanh năm; khí hậu nhiệt đới gió mùa và nguồn nhân lực dồi dào. Từ những lợi thế trên, Phúc Thọ xác định lấy kinh tế nông nghiệp làm nền tảng phát triển KTXH.

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất đai là vấn đề cần thiết để đảm bảo cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng đất từ đó đề ra phương hướng bố trí sử dụng đất hợp lý có hiệu quả. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phúc Thọ được thể hiện trong Bảng 12.

Qua số liệu thống kê đất đai toàn huyện cho thấy, phần diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn (525,23 ha), trong đó chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng chiếm 4,48 % tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 55,4 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 5997,6 ha. Đất trồng cây hàng năm chủ yếu là đất lúa với 4697,05 ha, chiếm 40,07 %.

Bảng 12. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phúc Thọ năm 2013

TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích

(ha)

-1 -2 -3 -4

Tổng diện tích tự nhiên 11719.27

1 Đất nông nghiệp NNP 6492.32

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5997.6

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5842.15

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4697.05

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.2

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1143.9

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 169.16

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 6595.33 1.2.2 Đũt rừng phòng hộ RPH 5123.94 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 408.51 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 72.5

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4701.72

2.1 Đất ở OTC 1494.42

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1435.56

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 58.86

68

TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 29.13

2.2.2 Đũt quốc phòng CQP 1.81

2.2.3 Đất an ninh CAN 0.64

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 315.96

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1653.02

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 32.41

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 100.28

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 984.77

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 89.28

3 Đất chưa sử dụng CSD 525.23

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 524.86

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0.37

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS

4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB

4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT

4.2 Đất mặt nước ven biển có rứng MVR

4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK

69

Hình 13. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Phúc Thọ, năm 2013 3.5. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

3.5.1. Vùng sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất

Phúc Thọ là vùng đất thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiều kiểu sử dụng đất, hệ thống cây trồng của huyện rất phong phú và đa dạng. Để đảm bảo tính khách quan cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành phân vùng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho từng vùng sản xuất, trên cơ sở kết quả của từng vùng sản xuất để đánh giá khái quát chung cho toàn huyện.

Đất nông nghiệp huyện Phúc Thọ được chia thành 3 vùng chính có địa hình khác nhau, chất đất khác nhau, tập quán canh tác khác nhau bao gồm:

* Tiểu vùng 1: Đất vùng bãi sông Hồng

Đây là vùng đất ngoài đê sông Hồng có tổng diện tích là 4.719,08 ha chiếm 40,26% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp là 2.051,93 ha chiếm 31,90% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Diện tích đất này phân bổ ở các xã Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Xuân Phú, Cẩm Đình, Phương Độ, Sen Chiểu, Hát Môn, Thanh Đa, Tam Thuấn. Thành phần cơ giới thường là cát pha. Độ pHKCl từ 5,6 - 7,0, OM (%) 1,0 - 1,5; Lân dễ tiêu 10 - 15mg/100g đất. Địa hình cao, vàn cao và vàn. Diện tích này có thuận lợi là hàng năm đựơc bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, đất đai màu mỡ. Tuy nhiên đây

70

là vùng đất có hệ thống kênh mương kém việc tưới tiêu rất khó khăn.

Diện tích đất tiểu vùng 1 chủ yếu chỉ canh tác được 2 vụ, vụ xuân và vụ mùa. Vụ đông thường được sử dụng vào trồng ngô, đậu tương và các loại rau. Diện tích đất trồng cây ăn quả được phân bố ở hầu hết các xã trong vùng 1. Đây là vùng đất thích hợp cho việc trồng lúa, rau màu các loại, cây công nghiệp ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế cao. Vùng đất này cũng thích hợp cho việc trồng cây ăn quả như: chuối, cam, chanh, bưởi, táo.v.v.

Để đảm bảo tính khái quát, khách quan và đại diện được cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Xuân Phú làm điểm nghiên cứu. Các loại hình sử dụng đất của vùng được thể hiện trong Bảng 13.

Bảng 13. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa

2. 2 lúa - 1 màu 2. Lúa xuân - lúa mùa – ngô đông

3. Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 4. Lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột 5. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương

3. 1 lúa - 2 màu 6. Lúa xuân - ngô - ngô đông

7. Hành hoa - lúa mùa - su hào 8. Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông 9. Lạc xuân - lúa mùa - cà chua 10. Lạc xuân - lúa mùa - đậu tương 4. Chuyên rau màu 11. Lạc xuân - đậu xanh - đậu tương

12. Ngô - ngô - ngô 13. Ngô - ngô - đậu tương 14. Ngô - ngô - đậu xanh 15. Lạc - ngô - đậu tương 16. Lạc - ngô - đậu xanh 17. Lạc - đậu đũa - bắp cải

18. Đậu tương - đậu đũa - bắp cải sớm - bắp cải 19. Ngô - đậu tương - cà rốt

5. Cây ăn quả 20. Cam Vinh

21. Cam canh 22. Bưởi diễn

* Tiểu vùng 2: Đất vùng trong đê sông hồng

Đây là vùng đất trong đê sông Hồng không được bồi hàng năm. Tổng diện tích là 5.815,29 ha, chiếm 49,62% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp là 3909,12 ha chiếm 60,22% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đất vùng 2 phân bố ở 11 xã và 1 thị trấn bao gồm: thị trấn Phúc Thọ, xã Võng Xuyên, Long Xuyên, Thượng Cốc, Thọ Lộc, Phúc Hoà, Ngọc Tảo, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Thành phần cơ giới thường là đất thịt nhẹ, thịt trung bình,

71

thịt nặng. Độ pHKCl 6,5 - 7,0 OM (%) 1,0 – 2,0%. Lân dễ tiêu 7 - 15 mg/100g đất. Địa hình vàn, vàn cao, thấp. Diện tích đất này là đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, trung tính ít chua. Hệ thống kênh mương vùng này tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo tưới tiêu nước cho cây trồng.

Do có hệ thống kênh mương kiên cố, đất đai giàu dinh dưỡng nên đa số diện tích này có thể trồng được 3 vụ, diện tích đất trồng rau, trồng màu phát triển. Cây trồng chủ yếu trong vùng này là cây lúa, cây lương thực và cây ăn quả. Các loại cây trồng này thích hợp với đất đai nên sinh trưởng và phát triển tốt, cho sản lượng cao, chất lượng đảm bảo được thị trường chấp nhận. Chúng tôi chọn xã Võng Xuyên làm điểm nghiên cứu. Các loại hình sử dụng đất của vùng được thể hiện trong Bảng 14.

Bảng 14. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa

2. 2 lúa - 1 màu 2. Lúa xuân - lúa mùa – ngô đông

3. Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 4. Lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột 5. Lúa xuân - lúa mùa - hành củ 6. Lúa xuân - lúa mùa - hành hoa 7. Lúa xuân - lúa Mùa - đậu tương

3. 1 lúa - 2 màu 8. Lúa xuân - ngô - hành củ

9. Lúa xuân - ngô - hành hoa 10. Hành hoa - lúa mùa - su hào 11. Bắp cải - lúa mùa - hành củ 12. Bắp cải - lúa mùa - hành hoa 13. Su hào - lúa mùa - đậu tương

14. Bắp cải sớm - lúa mùa - bắp cải muộn 15. Hành củ - lúa mùa - su hào

16. Hành hoa - lúa mùa - đậu tương

4. Chuyên rau màu 17. Lạc xuân - đậu tương - bắp cải

18. Lạc xuân - cà chua - dưa chuột 19. Hành hoa - hành hoa - dưa chuột 20. Hành hoa - cà chua - hành hoa 21. Chuyên hành

22. Bắp cải - đậu xanh - đậu tương

* Tiểu vùng 3: Đất vùng ven sông Tích

Tổng diện tích là 1.184,90 ha chiếm 10,12% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp là 530,48 ha chiếm 7.88% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Đất vùng này được phân bổ ở 2 xã Tích Giang và xã Trạch Mỹ Lộc. Đặc điểm của đất này là có thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc thịt trung bình. Độ pHKCl 4,5 – 5,5, OM (%) 1 - 2%. Lân dễ tiêu nhỏ hơn 10 mg/100g đất. Đất này thích hợp cho việc trồng lúa và cây ăn

72

quả lâu năm. Trong tương lai, huyện phải có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tại tiểu vùng 3, xã Trạch Mỹ Lộc được chọn làm điểm nghiên cứu. Các loại hình sử dụng đất của vùng được thể hiện trong Bảng 15.

Bảng 15. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa

2. 2 lúa - 1 màu 2. Lúa xuân - lúa mùa – ngô đông

3. Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 4. Lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột

3. 1 lúa - 2 màu 5. Đậu xanh - lúa mùa - su hào

6. Đậu tương - lúa mùa - đậu tương 7. Lạc xuân - lúa mùa - đậu tương 8. Lạc xuân - lúa mùa - cà chua

4. Chuyên rau màu 9. Ngô - lạc - đậu xanh

10. Ngô - lạc - đậu tương

11. Su hào - đậu xanh - ngô đông 12. Ngô - cà chua - đỗ tương

5. Cây ăn quả 13. Cam canh

14. Vải 15. Nhãn 16. Hồng xiêm 17. Bưởi diễn

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế, kỹ thuật nhất định. Các loại hình sử dụng đất hiện trạng được thu thập trên cơ sở những tài liệu cơ bản của huyện và kết quả điều tra trực tiếp trên các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu. Kết quả điều tra cho thấy: ở vùng 1, vùng 3 có 5 loại hình sử dụng đất (LHSDĐ) chính. Trong đó, LHSDĐ chuyên lúa với 2 kiểu sử dụng đất, các LHSDĐ chuyên màu, 2 lúa - màu, 1 lúa - 2 màu có kiểu sử dụng đất đa dạng. Các kiểu sử dụng đất đa dạng tập trung ở vùng 1 và vùng 2 trên diện tích đất bãi và đất có địa hình vàn cao. Vùng 3 kiểu sử dụng đất kém đa dạng hơn. Cụ thể:

+ Vùng 1 hệ thống cây trồng đa dạng với cây rau màu, cây công nghiệp (lạc, đậu tương) và cây lâu năm (trên diện tích chuyển đổi và diện tích vườn tạp. Toàn vùng có 5 loại hình sử dụng đất với 22 kiểu sử dụng đất.

+ Cây rau màu tập trung nhiều vùng 2 với hệ số sử dụng đất cao, không có diện tích cây lâu năm. Toàn vùng có 4 loại hình sử dụng đất với 22 kiểu sử dụng đất.

+ Vùng 3 hệ thống cây trồng không đa dạng bằng vùng 1 và vùng 2, chủ yếu là cây công nghiệp như đậu tương, lạc và một số cây rau màu khác (cà chua, dưa chuột).

73

Bên cạnh đó, cây ăn quả là ưu thế của vùng rất thích hợp với điều kiện đất đai ở đây. Toàn vùng có 5 loại hình sử dụng đất và 17 kiểu sử dụng đất.

Hình 14. Sơ đồ thích nghi đất đai huyện Phúc Thọ

3.5.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của các loại hình sử dụng đất

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp hay một địa phương. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được tính dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên giá cả thị trường tại địa bàn huyện Phúc Thọ và các vùng lân cận năm 2014. Thời điểm điều tra nông hộ được tiến hành vào tháng 6 năm 2014.

3.5.2.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính

Tổng hợp số liệu điều tra 180 hộ tại 3 xã đại diện cho thấy hệ thống cây trồng khá đa dạng, các vùng có điều kiện canh tác và hệ thống cây trồng khác nhau. Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động và các chi phí khác. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng, cách thức canh tác mà

74

mức độ đầu tư khác nhau. Qua điều tra thực tế của các nông hộ, tổng hợp mức độ đầu tư mỗi ha và hiệu quả kinh tế của các cây trong được thể hiện trong Bảng 16, 17, 18.

+ Vùng 1: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng trong vùng 1 tương đối cao. Nhóm cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao như cam canh cho GTGT/ha là 107385,00 nghìn đồng và GTGT/LĐ là 185,15 nghìn đồng. Nhóm cây rau màu cho hiệu quả tương đối cao như cây cà chua với GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 64184,31 nghìn đồng và 131,26 nghìn đồng. Cây dưa chuột là 54736,11 nghìn đồng và 117,16 nghìn đồng. Đậu đũa là 54361,06 nghìn đồng và 118,02 nghìn đồng. Các cây cho hiệu quả kinh tế thấp như cây bắp cải muộn cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 14291,67 nghìn đồng và 34,30 nghìn đồng, cây đậu xanh GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 10470,37 nghìn đồng và 33,55 nghìn đồng. Một số cây trồng khác hiệu quả kinh tế cũng tương đối khá như hành, lạc,…

Bảng 16. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính vùng 1

Cây trồng GTSX (1000đ) CPSX (1000đ) GTGT (1000đ) LĐ (Công) GTSX/LĐ (1000đ) GTGT/LĐ (1000đ) 1.Lúa xuân 23519,86 8874,69 14645,17 263 89,43 55,69

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)