Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 93)

91

- Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tương đối cao. Một số LHSDĐ điển hình không những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra nhiều việc làm với giá trị ngày công lao động lớn, đó là: LHSDĐ cây ăn quả, LHSDĐ chuyên rau màu, LHSDĐ 1lúa - 2màu.

- Hiện nay, công thức luân canh của nông dân rất phong phú đa dạng, cơ cấu mùa vụ thay đổi. Diện tích trồng 3 vụ ngày càng tăng góp phần nâng cao mức thu nhập và mức sống của nhân dân. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh như vùng chuyên rau màu ở xã Xuân Phú, Võng Xuyên nhưng ở mức độ nhỏ. Nông nghiệp Phúc Thọ bắt đầu phát triển theo hướng hàng hóa nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát. Thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ cho các xã xây dựng vùng chuyên canh, mở rộng diện tích cây rau màu đưa nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là tiền đề để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân.

- LHSDĐ cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao nhưng việc áp dụng LHSDĐ này không phổ biến. Do LHSDĐ này yêu cầu đầu tư lớn về cả vốn lẫn trình độ khoa học kỹ thuật.

- Việc sử dụng phân bón mất cân đối; thuốc BVTV không hợp lý và thiếu sự kiểm soát cùng với nguồn nước tưới bị ô nhiễm. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, sự phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng nông sản.

- Qua kết quả điều tra những khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình, cùng ý kiến của lãnh đạo địa phương đã xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp huyện Phúc Thọ:

* Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội

Giá cả nông sản đầu ra và giá vật tư đầu vào đang là vấn đề mà nông dân quan tâm. Giá cả và thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định làm ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân. Ví dụ 1 ha bắp cải sớm cho GTSX gấp 1,5 lần bắp cải muộn. Chính vì vậy để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa thì yếu tố thị trường là yếu tố quan trọng nhất và có tính chất quyết định đến việc lựa chọn các LHSDĐ với cây trồng hàng hóa của hộ nông dân. Cùng với đó, các thể chế chính sách (kinh tế, đất đai, các chính sách hỗ trợ…) cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (quan trọng nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, các trung tâm dịch vụ thương mại).

92

Hiệu quả kinh tế của cây trồng ở các vùng khác nhau thì có hiệu quả kinh tế khác nhau. Ví dụ như: cùng là đậu tương nhưng vùng 1 cho GTSX là 21136,13 nghìn đồng, gấp 1,15 lần vùng 2... Hầu hết các cây trồng trong huyện đều có hiệu quả kinh tế khác nhau giữa các vùng tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn. Điều đó chứng tỏ điều kiện tự nhiên có mối quan hệ mật thiết đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Việc bố trí cây trồng phù hợp trên mỗi chân đất, mỗi vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa. Mặt khác, việc bố trí phù hợp cây trồng với điều kiện tự nhiên sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất và môi trường.

* Nhóm yếu tố về tổ chức sản xuất kỹ thuật

Theo kết quả đánh giá hiệu quả môi trường, với một số cây trồng sử dụng phân bón không cân đối; sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan không có sự kiểm soát… có thể gây khó khăn cho phát triển sản xuất hàng hoá, vì:

- Việc sử dụng phân bón không cân đối, gây thoái hoá đất, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.

- Sử dụng thuốc BVTV vượt tiêu chuẩn cho phép ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nông sản. Khi nông sản có chất lượng kém ảnh hưởng đến giá cả, thị trường và thương hiệu của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 93)