a. Căn cứ lựa chọn
Phúc Thọ là huyện thuộc vùng ĐBSH có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa cây trồng. Những năm qua nông nghiệp đã có những bước phát triển lớn tạo tiền đề thuận lợi cho những bước phát triển sau này.
Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp dựa trên những căn cứ sau: - Tiềm năng nguồn lực của huyện (điều kiện tự nhiên, lao động, cơ sở hạ tầng...);
- Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện trong thời gian tới; - Điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp;
- Khả năng đầu tư vốn, lao động và khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa;
- Những cây trồng, kiểu sử dụng đất lựa chọn là những cây được trồng cho hiệu quả kinh tế cao ở huyện hoặc ở những vùng có điều kiện tương tự.
Ngoài ra, để có cơ sở thực tiễn cho việc định hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng, chúng tôi tiến hành điều tra nông hộ về ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Kết quả cho thấy:
- Các hộ tham gia điều tra đồng tình với chính sách chuyển đổi từ đất trũng trồng một vụ lúa bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản.
94
- Khoảng 80% số hộ điều tra muốn mở rộng diện tích cây rau màu nhưng vấn đề làm người dân băn khoăn là thị trường tiêu thụ, giá cả. Người nông dân mong muốn chính quyền địa phương đầu tư quy hoạch vùng chuyên canh, hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật. Số hộ còn lại thì giữ nguyên diện tích trồng lúa, cây rau màu nên trồng vào vụ đông. Như vậy có thể thấy, Phúc Thọ cần có quy hoạch về thị trường đầu ra cho sản phẩm và vùng chuyên canh sản xuất là có thể sản xuất hàng hóa với quy mô lớn.
b. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Trong định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông) trên địa bàn huyện sẽ diễn ra nhanh và mạnh. Diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp lại. Hơn nữa, trong quy hoạch tổng thể chung của thủ đô, huyện Phúc Thọ được xác định nằm trong vùng vành đai xanh của thành phố. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này cần phải:
Phát huy tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ, nhằm tạo khối lượng nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế nhất đi trước một bước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển, phát huy tối đa ưu thế về các điều kiện tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao.
Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt ứng dụng vào sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và một số sản phẩm mũi nhọn (rau an toàn, hoa, chăn nuôi lợn, gia cầm, thuỷ sản) gắn với việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm để tạo bước đột phá khẳng định thương hiệu trong thị trường Thủ đô, trong nước và tham gia xuất khẩu.
Tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời chuyển mạnh sang an toàn dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển cộng đồng, tạo nguồn lao động có chất lượng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Đến năm 2030, Phúc Thọ có khoảng 4.800 ha đất sản xuất nông nghiệp Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm khoảng: 3.800 ha; + Đất trồng lúa khoảng: 2.900 ha;
95
- Đất trồng cây lâu năm có khoảng: 300 ha. - Đất nuôi trồng thủy sản: 400 ha.
Hình 15. Sơ đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phúc Thọ