Một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 98)

nghiệp của huyện Phúc Thọ

a. Giải pháp về bố trí hệ thống canh tác trên đất sản xuất nông nghiệp

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho thấy việc bố trí hợp lý cây trồng, mùa vụ có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, việc bố trí hệ thống cây trồng nên theo đặc điểm của từng vùng.

- Đối với tiểu vùng 1:

Loại hình sử dụng đất chuyên lúa và 2 lúa - màu cho hiệu quả thấp hơn so với loại hình sử dụng đất chuyên rau màu, cây ăn quả. Mặt khác, do đặc điểm đất đai vùng này tương đối thuận lợi để phát triển cây rau màu và cây ăn quả. Vì vậy, việc lựa chọn hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hóa các loại cây rau màu, cây ăn quả là rất quan trọng. Gần đây trên chân đất cao, đất sản xuất nông nghiệp xen kẽ trong các khu dân cư đang được trồng bưởi diễn, cam canh thay cho cây chuối trước đây và đã hình thành vùng hàng hóa bưởi diễn, cam canh. Tuy nhiên cần được thực hiện đồng bộ với các giải pháp kỹ thuật khác như chọn giống, kỹ thuật

96

trồng, chăm sóc, bảo quản... để sản phẩm hàng hóa đồng nhất và đảm bảo chất lượng. Đối với vùng đất bãi, hiện nay ưu thế chủ yếu là cây ngô. Tuy nhiên kiểu sử dụng đất chuyên ngô chỉ đạt GTGT/ha là 45611,61 nghìn đồng (chỉ bằng 34,94% và thu hút lực lượng lao động chỉ bằng 1/2) so với kiểu sử dụng đất đậu tương - đậu đũa - bắp cải sớm - bắp cải muộn.

Do vậy, việc lựa chọn cây trồng cho vùng 1 là vấn đề rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Giải pháp thay thế cây màu bằng các loại rau đang rất được quan tâm. Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ nông sản và bảo vệ đất đai khi thâm canh cao là điều cần được quan tâm. Cà chua, đậu đũa, hành ở vùng 1 đang dần khẳng định được thương hiệu. Tuy vậy, việc hình thành thị trường tiêu thụ ổn định thông qua các hợp đồng sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến độ rủi ro trong sản xuất cao.

- Đối với tiểu vùng 2:

Khả năng đa dạng hóa cây trồng vùng 2 rất cao. Tuy nhiên đây là vùng thuận lợi cho sản xuất lúa để đảm bảo vấn đề an toàn lương thực cho cả huyện. Vì vậy, việc bố trí kiểu sử dụng đất luân canh lúa với cây rau màu đang chiếm ưu thế. Hệ thống thủy lợi của vùng 2 rất thuận lợi, vì thế việc thâm canh 4, 5 vụ và bố trí lịch mùa vụ của các loại cây trồng cũng thuận lợi hơn. Một số cây rau như dưa chuột, cà chua, hành là thế mạnh của vùng. Đặc biệt là cây hành, các kiểu sử dụng đất có cây hành thường cho hiệu quả kinh tế cao và thu hút nhiều công lao động. Tuy vậy, hành hoa là cây ngắn ngày, khó bảo quản đòi hỏi việc bố trí mùa vụ rất chặt để không gây ứ thừa. Việc lựa chọn hệ thống cây trồng ở vùng này đòi hỏi phải quan tâm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm và vấn đề bảo vệ môi trường.

- Đối với vùng 3:

Địa hình vùng 3 khá phức tạp. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi lại rất tốt. Vì vậy một phần diện tích đất cao vùng 3 chủ yếu là đất vườn và đất xen khu dân cư nên bố trí các cây ăn quả phù hợp. Một số kiểu sử dụng đất kết hợp trồng cây ăn quả, các loại rau thơm, ớt đang rất phát triển ở các xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc. Phần đất trũng chủ yếu trồng lúa nên cải tạo chuyển vùng đất thấp trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình VAC.

Tuy nhiên, với xu hướng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì việc bố trí cây trồng cùng thời vụ canh tác có sự thay đổi đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất:

- Việc bố trí cây trồng có sự luôn chuyển thời vụ trong năm, giảm diện tích cây trồng chính vụ, mở rộng diện tích trồng trái vụ, như bắp cải (giảm diện tích

97

trồng vụ đông, mở rộng diện tích trồng bắp cải sớm và bắp cải muộn) như vậy điều tiết lượng hàng hóa nông sản, tăng hiệu quả cây trồng.

- Chuyển đổi giống cây trồng: áp dụng các giống mới vào sản xuất (giống có khả năng chống chịu sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng nông sản tốt).

- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ công đoạn làm đất giảm sức người. Việc sự dụng phân bón theo hướng dẫn của các nhà khoa học tỷ lệ N:P:K cân đối, lượng đạm, lân, ka li bón phù hợp mức độ phát triển của cây trồng. Tăng cường lượng phân hữu cơ bón cho đất.

b. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Khó khăn lớn nhất đặt ra với người dân chính là nông sản hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ ở đâu? Khi mà sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa. Xét trong điều kiện của Phúc Thọ, là vùng có nhiều thuận lợi. Nông sản cung cấp cho thị trường thành phố Hà Nội – nơi có nhu cầu lương thực thực phẩm lớn và xuất khẩu ra nước ngoài. Để xây dựng được hệ thống thị trường tiêu thụ ổn, theo chúng tôi cần:

- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung;

- Hình thành các tổ chức tiêu thụ trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện; - Phát triển các hộ nông dân làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nông sản;

- Hình thành các trung tâm thương mại ở khu trung tâm xã, thị trấn (đặc biệt hoàn thành chợ đầu mối nông sản) tạo ra môi trường giao lưu hàng hóa thuận lợi tập trung.

- Khuyến khích phát triển sản xuất theo diện ký kết hợp đồng qua hợp tác xã. Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng là giải pháp cơ bản để đưa sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nước ta đi đúng theo quỹ đạo của nền kinh tế thị trường, vừa đảm bảo được lợi ích của nông dân, vừa hạn chế được rủi ro.

Thị trường tiêu thụ chính của huyện Phúc Thọ trước tiên là đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho Hà Nội, Sơn Tây. Mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ… điều đó cho thấy thị trường tiêu thụ các mặt hàng về nông sản có tiềm năng và điều kiện để xuất khẩu là rất lớn.

Việc bố trí hệ thống cây trồng nên được giải quyết đồng bộ với việc ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, tuyến đường QL32 đã hoàn thiện, việc vận chuyển nông sản ra thị trường Hà Nội hay lên khu đô thị Sơn Tây tương đối thuận tiện. Vấn đề là làm sao để xây dựng được các tổ chức, dịch vụ tiêu thụ kết hợp với

98

bố trí mùa vụ để không có hiện tượng dư thừa rau vào chính vụ. Vì rau là loại nông sản rất khó bảo quản, vận chuyển.

Đối với một số cây màu như ngô, đậu các loại... cần có các hợp đồng sản xuất để đảm bảo ổn định. Ví dụ như huyện Gia Lộc – Hải Dương xây dựng hợp đồng sản xuất ngô giống với viện Ngô. Đất vùng bãi của huyện rất thích hợp trồng ngô và Viện Nghiên cứu ngô nằm cạnh huyện. Vì vậy định hướng phát triển ngô giống theo hợp đồng sản xuất với viện Ngô là rất khả thi. Hoặc có thể kết hợp với các nhà máy, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi để ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Đối với các loại cây ăn quả, rau thơm cũng cần có thị trường tiêu thụ ổn định theo hợp đồng. Hiện nay, do tốc độ đô thị hóa ở huyện Từ Liêm nên phần lớn diện tích đất trồng bưởi diễn không còn. Qua hàng chục năm cho thấy bưởi diễn có thể trồng trên đất Phúc Thọ cho chất lượng tương đối tốt, năng suất cao và đã dần hình thành thị trường bưởi diễn cung cấp cho Hà Nội vào mỗi dịp tết. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là tự phát, do tư nhân quản lý, điều tiết.

c. Giải pháp về nguồn lực và khoa học - công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như cập nhật thông tin kinh tế - xã hội trong sản xuất nông nghiệp đang rất được quan tâm. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh với việc đầu tư thêm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng đầu vào là vấn đề cần thiết. Để nâng cao trình độ sản xuất của người dân thì việc mở các lớp khuyến nông, buổi tập huấn khoa học kỹ thuật là rất quan trọng mà huyện Phúc Thọ đang tiến hành ở hầu hết các xã.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người dân với các nhà khoa học. Thông qua mối quan hệ này, người dân được tiếp cận nhanh nhất với các tiến bộ kỹ thuật mới như: giống mới, công thức canh tác,… để nâng cao hiệu quả sản xuất. Vấn đề hiện nay mà các nhà khoa học cần quan tâm là nghiên cứu ra các giống chống chịu sâu bệnh, thời tiết khí hậu để có cơ cấu thời vụ hợp lý nhằm năng cao hiệu quả của các cây trồng. Đưa những giống cây trồng mới có năng suất đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt đưa nhưng kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản, vì có nâng cao chất lượng nông sản mới nâng cao giá trị cây trồng mở rộng thị trường hướng ra xuất khẩu.

Xu hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy, Nhà nước đề ra chương trình liên kết 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp nhằm tạo ra mối liên kết mật thiết nhằm giúp nông dân tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo cả chất và lượng, để phục vụ cho thị trường trong nước và

99

xuất khẩu. Hơn nữa, chương trình này còn thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế, cam kết tiêu thụ hàng hóa nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp.

d. Hoàn thiện hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phúc Thọ

Huyện cần có chính sách phát triển các hợp tác xã dịch vụ tự nguyên tại các điểm sản xuất; tạo cơ hội đưa sản xuất nông nghiệp theo các hợp đồng ký kết; nhằm tạo ra thị trường ổn định, tránh rủi ro.

Để phát triển nông nghiệp, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là nhu cầu bức xúc hiện nay mà huyện cần quan tâm. Vùng sản xuất tập trung có thể xây dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác. Các xã trên cơ sở đặc điểm kinh tế, đất đai mà xây dựng vùng sản xuất hàng hóa (khu tập tập sản xuất rau màu, cây ăn quả) cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để thực hiện được và khắc phục hạn chế của quá trình chuyển đổi cần nhanh chóng thực hiện việc dồn điền đổi thửa. Để sản xuất hàng hoá phát triển bền vững cần có giải quyết đồng bộ các vấn đề: thị trường, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật. Từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm.

Ngoài ra, cần hoàn thiện chính sách đất đai, tổ chức lại việc sử dụng đất của nhân dân. Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp: hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân…

e. Một số giải pháp khác

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, giao thông… Thủy lợi là biện pháp hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất. Hướng chủ yếu của huyện Phúc Thọ là cứng hóa hệ thống mương tưới tiêu đảm bảo việc cung cấp nhu cầu nước cho sản xuất. Bên cạnh đó, nhanh chóng mở rộng, tu bổ hệ thống giao thông (đặc biệt giao thông nội đồng) đáp ứng nhu cầu vận chuyển nông sản hàng hóa và vật tư nông nghiệp.

- Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp hàng hoá với việc: đa dạng hoá các hình thức vay vốn, cải tiến thủ tục cho vay, có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất.

100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 98)