Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 41)

3.1.5.1.Tài nguyên đất

a. Đặc điểm, phân bố các loại đất

Là đất phù sa sông Hồng, được chia thành hai nhóm đất chính: đất phù sa được bồi hàng năm và đất phù sa không được bồi hàng năm. Ngoài ra, trên địa bàn xã Trạch Mỹ Lộc và Tích Giang còn có một số diện tích đất đỏ vàng và đất Feralit.

b. Tính chất đặc trưng các loại đất

-Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm trung tính, ít chua: phân bố ở các

xã vùng bãi ven sông Hồng và sông Tích, có đặc điểm: thành phần cơ giới thường là cát pha. Đất này thường được trồng màu là chủ yếu;

-Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm trung tính, không gley, không kết vón: phân bố ở hầu khắp các xã, kể cả trong và ngoài đê chính Ngọc Tảo,

địa hình vàn cao hoặc vàn, có thành phần cơ giới thường là thịt nhẹ, trung bình. Đất này được trồng 2 vụ và 3 vụ lúa màu trong năm;

-Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm trung tính ít chua: phân bố ở

hầu khắp các xã, trên địa hình vàn thấp và thấp, thành phần cơ giới thường là thịt trung bình hoặc thịt nặng, thích hợp để trồng 2 vụ lúa trong năm;

-Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm trung tính ít chua có tầng loang lổ đỏ vàng: phân bố trên địa hình cao, đặc điểm chung là thành phần cơ giới

thường là thịt nhẹ hoặc trung bình, thích hợp trồng 3 vụ lúa màu trong năm;

-Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm trung tính ít chua, gley nhẹ hoặc trung bình: phân bố trên địa hình thấp, ngập nước vào mùa mưa, đặc điểm chung

là thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc sét, thích hợp để trồng 2 vụ lúa trong năm;

38

-Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm gley nặng và chua: phân bố

trên địa hình thấp, ngập nước vào mùa mưa, đặc điểm chung là thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc sét, thích hợp để tròng 2 vụ lúa trong năm;

-Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: phân bố trên địa hình đồi núi, đặc điểm chung

là thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc trung bình, thích hợp để trồng cây lâu năm hoặc trồng rừng.

c. Những lợi thế và hạn chế của các loại đất đối với sản xuất nông nghiệp -Ưu điểm: Đặc điểm đất đai của huyện cho phép phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng và bền vững, với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đất đai được chia thành 5 vùng rõ rệt cho phép phát triển thành vùng cây, con hàng hóa quy mô vừa và lớn, tạo thuận lợi cho tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến.

-Nhược điểm: Đất vùng bãi có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha nên chỉ thích hợp để trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, không thích hợp trồng lúa. Hơn nữa, vùng bãi và vùng bụng chứa thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa nên sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, hạn chế khả năng trồng các loại cây lâu năm, hệ số sử dụng đất thấp. Ngoài ra, vùng đồng của huyện có nhiều diện tích trũng, đặc biệt diện tích ven sông Tích còn chịu ảnh hưởng của việc điều tiết nước hồ Đồng Mô, mùa mưa bị ngập lụt làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và hiện tại chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu.

3.1.5.2.Tài nguyên nước

-Nguồn nước mặt: Sông Hồng và sông Tích là hai nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện.

-Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa cao, chất lượng tốt vừa có tác dụng làm nguồn nước tưới, vừa là yếu tố cải tạo đất rất tốt.

-Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở vào khoảng 15-25m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

3.1.5.3.Tài nguyên khoáng sản

Hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu đánh giá đầy đủ về các tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Nguồn khoáng sản đang khai thác chủ yếu là cát đen phục vụ san lấp và xây dựng.

39

3.1.5.4.Tài nguyên nhân văn

-Phúc Thọ nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước, tập quán sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời. Huyện Phúc Thọ cũng là một trong những vùng đất nổi danh về các di tích lịch sử văn hóa. Trên địa bàn huyện hiện có 192 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 78 di tích lịch sử đã được xếp hạng với 43 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, đáng chú ý là các công trình sau:

-Đình Kim Lũ thuộc xã Thượng Cốc là ngôi đền cổ kính thờ 3 vị Tản Viên Sơn Thánh (Nguyễn Tuấn, Nguyễn Hiểu, Nguyễn Sủng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Đền Hai Bà Trưng thuộc xã Hát Môn là di tích lịch sử nổi tiếng mang nhiều dấu tích anh hùng của hai vị nữ anh hùng hào kiệt đã làm rạng danh cho truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam.

-Chùa Đại Bi thuộc xã Hiệp Thuận có nhiều hiện vật quý, trong đó có 72 tượng đất nung đặc biệt là 3 pho tượng Tam thế bằng gỗ cao 93 cm được tạc theo phong cách tượng của vùng Đông Nam Á.

-Đình Tường Phiêu thuộc xã Tích Giang. -Đình Hạ Hiệp xã Liên Hiệp.

-Chùa Triệu Nguyên, xã Long Xuyên.

-Nhà truyền thống cách mạng xã Trạch Mỹ Lộc.

-Trải qua nhiều biến động, đến nay huyện Phúc Thọ vẫn lưu giữ được các di tích lịch sử có giá trị tiêu biểu về mặt kiến trúc, thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân đương thời. Mỗi ngôi đền, chùa ở Phúc Thọ không chỉ là hiện vật bảo tàng, mà xung quanh đó hàng ngày vẫn diễn ra các hoạt động tâm linh, tôn giáo. Đó chính là những không gian văn hóa sống động, là tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể cần được lưu giữ của huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 41)