Khái quát về hiện trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 45)

3.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 7. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện

Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2003 2008 2013 Tốc độ tăng trưởng BQ/năm (%) 2003- 2008 2008- 2013 2003- 2013 1 Giá so sánh 482 715 1159 8,21 10,14 9,17

- Nông lâm thuỷ sản 285 345 382 3,90 2,06 2,97

- Công nghiệp - XD 105 214 460 15,30 16,54 15,92

- TM - Dịch vụ 92 156 317 11,14 15,24 13,17

2 Giá hiện hành 635 1.218 3.432

- Nông lâm thuỷ sản 370 549 1.173

- Công nghiệp - XD 137 365 1.270

42 STT Chỉ tiêu 2003 2008 2013 Tốc độ tăng trưởng BQ/năm (%) 2003- 2008 2008- 2013 2003- 2013 3 Cơ cấu GTSX (giá HH)

- Nông lâm thuỷ sản 58,27 45,07 34,18 - Công nghiệp - XD 21,57 29,97 37,00

- TM - Dịch vụ 20,16 24,96 28,82

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ năm 2013

Giai đoạn 2003-2013, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện Phúc Thọ đạt 9,17%/năm, trong đó: giai đoạn 2003-2008 tăng 8,21% và giai đoạn 2008-2013 tăng 10,14%, cũng trong giai đoạn này nông nghiệp tăng 2,97%/năm; Công nghiệp - xây dựng tăng 15,92%/năm và dịch vụ thương mại tăng 13,17%/năm. Năm 2013, cơ cấu kinh tế:

- Nông nghiệp chiếm 34,18%, giảm so với năm 2003 là 24,09%. - Công nghiệp - xây chiếm 37%, tăng so với năm 2003 là 16,43%. - Thương mại dịch vụ chiếm 28,82%, tăng so với năm 2003 là 8,66%.

3.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong 10 năm qua mặc dù diện tích đất nông nghiệp của huyện bị thu hẹp để phát triển cơ sở hạ tầng, tuy nhiên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 theo giá so sánh 94 ước đạt 382 tỷ đồng, tăng bình quân 2,97% giai đoạn 2003 - 2013 (giai đoạn 2008 - 2013 đạt tốc độ tăng trưởng 2,06%).

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 40,27% (năm 2003) lên 55,57% (năm 2013); ngành trồng trọt giảm từ 58,65% (năm 2003) xuống còn 40,85% (năm 2013).

Bảng 8. Một số chỉ tiêu kinh tế ngành nông nghiệp

Chỉ tiêu 2003 2008 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) 2003- 2008 2008- 2013 2003- 2013 1. Tổng GTSX (giá ss) 285 345 382 3,90 2,06 2,97 + Trồng trọt 165 180 164 1,76 -1,84 -0,06 + Chăn nuôi 116 163 204 7,04 4,59 5,81 + Dịch vụ 4 2 14 -12,94 47,58 13,35 2. Tổng GTSX (giá HH) 370 549 1.175 + Trồng trọt 217 285 480 + Chăn nuôi 149 254 653 + Dịch vụ 4 10 42

43 Chỉ tiêu 2003 2008 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) 2003- 2008 2008- 2013 2003- 2013 3. Cơ cấu GTSX (%) + Trồng trọt 58,65 51,91 40,85 + Chăn nuôi 40,27 46,27 55,57 + Dịch vụ 1,08 1,82 3,57

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ năm 2013

Đánh giá chung về sản xuất nông nghiệp * Một số thành tựu đạt được

Sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian qua đã có những bước chuyển biến lớn, đặc biệt là trong phát triển cây vụ đông, đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính trong năm. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm. Đã hình thành nhiều trang trại trong sản xuất nông nghiệp.

Giá trị sản xuất trên ha canh tác 2013 đạt khoảng 75,6 triệu đồng/ha tăng 42,3 triệu đồng so với năm 2003.

* Những tồn tại hạn chế

Sản lượng lương thực chưa đạt so với mục tiêu quy hoạch do: việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang mục đích khác, trong 5 năm diện tích đất trồng lúa giảm 326 ha. Do đó mục tiêu bình quân lương thực không đạt.

Đàn bò trong giai đoạn 2008 - 2013 giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Mục tiêu phát triển đàn bò sữa trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, các chỉ tiêu đề ra đều không đạt.

Đàn gia cầm giảm: nguyên nhân là do dịch cúm gia cầm nên đã tiêu huỷ khoảng 20% tổng đàn.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong những năm qua ngành công nghiệp - TTCN và xây dựng của huyện đã đạt được một số thành tích đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện đi lên vững chắc.

Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN và xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2013 đạt 1.270 tỷ đồng theo giá hiện hành và 460 tỷ đồng theo giá cố định, tăng bình quân 15,92%/năm.

Phân theo thành phần kinh tế: Trong giai đoạn 2003 - 2013 kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể từng bước phát triển theo cơ chế thị trường và đã trở thành động lực

44

chính trong phát triển công nghiệp. Năm 2013, kinh tế tư nhân chiếm 8%, kinh tế cá thể chiếm đến 92%.

Công tác quy hoạch và triển khai các cụm, điểm công nghiệp

Thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra, công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng đề án phát triển cụm, điểm công nghiệp - làng nghề trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định.

* Cụm công nghiệp: triển khai quy hoạch 2 cụm công nghiệp với tổng diện tích 74,07ha.

- Cụm công nghiệp thị trấn Phúc Thọ: diện tích 24,07 ha; đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết; hiện nay đã có 9 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh.

- Cụm công nghiệp Phúc Thọ: diện tích 50 ha trên địa bàn 2 xã, thị trấn (xã Phúc Hòa, thị trấn Phúc Thọ); đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết, tuy nhiên đang được rà soát lại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

* Điểm công nghiệp làng nghề: toàn huyện có 17 điểm công nghiệp - làng nghề đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt với tổng diện tích 94,1 ha. Có 9 điểm công nghiệp - làng nghề đã được quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 36 ha, tuy nhiên công tác triển khai xây dựng và giải phóng mặt bằng tiến hành tương đối chậm.

Công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp - TTCN, xây dựng được tăng cường, bước đầu đi vào nề nếp nhằm khuyến khích thu hút đầu tư, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN địa phương. Các ngành nghề truyền thống phát triển mạnh, đứng vững trong cơ chế thị trường, có giá trị hàng hoá cao trong và ngoài nước, các làng nghề mới được phát triển thu hút nhiều lao động tham gia.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Giai đoạn 2003-2013, tốc độ tăng trưởng thương mại, dịch vụ đạt 13,52%. Năm 2013, giá trị sản xuất của ngành đạt 989 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của ngành năm 2013 chiếm 28,82% (tăng 8,66% so với năm 2003).

- Thương mại - dịch vụ

Trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành trong huyện phối hợp với cơ quan cấp trên kiểm tra, giám sát thị trường đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng các quy định của Nhà nước về kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn (đặc biệt đối với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện). Thực hiện tốt Quyết định số 127/2001/QĐ - TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tạo thị trường kinh doanh phát triển lành mạnh, giá cả hàng hóa tương đối ổn định.

45

Tổng mức luân chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện năm 2011 đạt 550 tỷ đồng, tăng khoảng 29% so với năm 2010; năm 2012 đạt khoảng 630 tỷ đồng; năm 2013 đạt khoảng 847 tỷ đồng. Thành phần tham gia hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện chủ yếu là các hộ kinh doạnh thương mại - dịch vụ cá thể. Theo thống kê, đến năm 2011 toàn huyện có khoảng 3543 hộ với 5422 lao động tham gia.

- Về du lịch

Đã hình thành loại hình du lịch làng nghề, từng bước hình thành một số khu du lịch sinh thái, cải tạo, nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng, giới thiệu, quảng bá du lịch làng nghề, các điểm du lịch sinh thái kết hợp di tích lịch sử văn hoá.

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ Thuận lợi:

- Huyện Phúc Thọ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cách không xa trung tâm thành phố và có quốc lộ 32 đi qua, dự kiến có đường Tây Thăng Long, trục kinh tế Bắc Nam chạy qua, cách khu công nghệ cao Hòa Lạc khoảng 14 km, giao thông thuận tiện nên có lợi thế rất đặc biệt cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hoá và thu hút vốn đầu tư cũng như chuyển giao công nghệ tiên tiến.

- Phúc Thọ có nguồn tài nguyên đất đai đa dạng cho phát triển các sản phẩm nông nghiệp (có cả vùng đất bãi ven sông, vùng nội đồng) nên được coi là trung tâm sản xuất nông sản của thành phố, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, có nhiều vùng đất úng trũng, thuận lợi cho phát triển trang trại tổng hợp.

- Trên địa bàn huyện Phúc Thọ có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, cảnh quan đẹp cùng với các làng nghề truyền thống là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội du lịch sinh thái kết hợp du lịch làng nghề.

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa có mùa đông lạnh và ẩm, Phúc Thọ có thể phát triển nông nghiệp đa dạng với chủng loại cây vụ đông mang tính ôn đới khá phong phú. Nếu có đủ điều kiện có thể đưa hệ số sử dụng đất canh tác lên 3 lần thậm chí còn cao hơn.

- Do vị trí nằm dọc theo sông như sông Hồng, sông Đáy nên Phúc Thọ có điều kiện để phát triển giao thông thuỷ, khai thác nguồn nước mặt,...

- Truyền thống ngàn năm văn hiến, người dân cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, văn minh, thanh lịch, tiếp thu nhanh với những cái mới và luôn biết gìn giữ, trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc. Đó không chỉ là nét đẹp của người Hà Nội mà còn là động lực to lớn của Phúc Thọ trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

46

Khó khăn:

- Do đặc điểm, cấu tạo của địa hình, địa chất nên hình thành rất nhiều ô trũng cục bộ, thường bị úng lụt trong mùa mưa. Ở những vùng đất yếu, khi xây dựng cần có sự đầu tư lớn để gia cố nền móng nên rất tốn kém..., đây là mặt hạn chế rất lớn của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về khí hậu thời tiết tuy có những thuận lợi nhưng do đặc điểm nóng, lạnh thất thường của gió mùa cộng với độ ẩm cao đã tác động mạnh tới các kết cấu xây dựng, làm cho các công trình xây dựng của huyện chóng hư hỏng và xuống cấp nhanh. 3.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện

3.3.1. Tình hình quản lý đất đai

a. Kết quả đạt được

- Công tác đo đạc, lập bản đồ Địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm sử dụng đất được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và xử lý kịp thời. Nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách của huyện, góp phần xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị và xây dựng các công trình, dự án về kinh tế - xã hội. Những chủ trương là phù hợp với quy định của pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

- Nhằm giúp cho UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai và bảo vệ môi trường, huyện đã chú trọng hoàn thiện ngành tài nguyên và môi trường từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn đủ về lực lượng, nắm vững chuyên môn, đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

b. Những tồn tại cần khắc phục

- Quan niệm và nhận thức về sở hữu đất đai của người dân còn hạn chế, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, quản lý mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.

- Việc sử dụng đất ở một số nơi còn lãng phí, để hoang hóa, không sử dụng đất liên tục 12 tháng sau khi được giao đất.

- Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn xảy ra như: lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật, vi phạm quy hoạch,...

- Thị trường về quyền sử dụng đất còn tự phát, Nhà nước chưa hình thành được các tổ chức để quản lý và điều tiết giá đất, đất đai mang giá ảo, không phù hợp với giá thực tế.

- Công tác cấp giấy CNQSD đất được triển khai và thực hiện nghiêm túc nhưng kết quả đạt được còn chậm so với yêu cầu đặt ra.

47

- Chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, một số chỉ tiêu sử dụng đất dự báo chưa sát với nhu cầu thực tế, một số địa phương chưa chủ động trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Việc quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng còn bất cập, hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất vì mục tiêu lợi nhuận còn diễn ra ở một số xã. Cụ thể của loại sai phạm này là tự chuyển đất nông nghiệp sang làm nhà ở, tự chuyển đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả, cây cảnh; sử dụng đất nông nghiệp để làm các trang trại phục vụ hoạt động phi nông nghiệp.

- Sự thay đổi về tổ chức cán bộ ngành quản lý đất đai nhất là ở cơ sở, dẫn đến việc theo dõi, quản lý biến động đất đai không liên tục nên số liệu, tài liệu đất đai chưa phản ánh đúng với thực tế sử dụng.

3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai

3.3.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất

a. Đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp có 6.491,53 ha, chiếm 55,39% diện tích tự nhiên, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 385m2, trong đó bình quân diện tích đất lúa trên đầu người là 279m2, trong đó:

- Đất lúa nước diện tích 4.696,26 ha, chiếm 40,07% diện tích tự nhiên, 72,34% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất lúa nước phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

- Đất trồng cây hàng năm diện tích 1.145,10 ha chiếm 9,77% diện tích tự nhiên và chiếm 17,63% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất trồng cây lâu năm 169,16 ha, chiếm 1,44% diện tích tự nhiên và chiếm 2,61% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích cây lâu năm được phân bố chủ yếu ở Vân Hà, Xuân Phú, Võng Xuyên, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp...

Nhìn chung đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng được khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả với nhiều mô hình trồng hoa, rau, cây cảnh…đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác; có nhiều hộ thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/1ha.

Đất nuôi trồng thuỷ sản có 408,51 ha, chiếm 6,29% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu nuôi trên các hồ, ao..., phân bố ở hầu khắp các xã, thị trấn, diện tích lớn nhất ở Long Xuyên với 68,28 ha.

Đất nông nghiệp khác có 72,5 ha, chiếm 1,12% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là đất cho xây dựng các trạm, trại thí nghiệm.

48

Năm 2013 huyện Phúc Thọ có 4.702,47 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 40,13% diện tích tự nhiên, trong đó:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp huyện phúc thọ, hà nội (Trang 45)