Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 65)

- Chi phí cận biên (MC ): Là chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm hay đó là sự thay đổi của tổng chi phí khi sản xuất

Q HS t ăng theo M HS cốđ ị nh theo M HS gi ả m theo

2.2. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.

a. Đặc trưng của DN

- Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, với một mức giá đang thịnh hành doanh nghiệp có thể bán tất cả sản lượng của mình.

- Sản lượng của một doanh nghiệp là rất nhỏ so với sản lượng của thị trường.

- Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, nghĩa là không có khả năng kiểm soát, ảnh hưởng tới giá thị trường, sản lượng trên thị trường. Nếu doanh nghiệp bán với mức giá cao hơn thì sẽ không bán được sản phẩm nào vì người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua của doanh nghiệp khác..

- Với một doanh nghiệp có mức sản lượng rất nhỏ so với thị trường, bán được tất cả sản lượng của mình ở mức giá thịnh hành nên đường cầu của doanh nghiệp là đường nằm ngang (Độ co dãn của cầu theo giá là ). Tuy nhiên đường cầu của thị trường vẫn là đường dốc xuống:

Như vậy doanh nghiệp CTHH là người chấp nhận giá nên sẽ có đường doanh thu cận biên (MR) trùng với đường giá cân bằng (PE) của thị trường và đồng thời đó cũng chính là đường cầu (D) của doanh nghiệp.

b. Sản lượng và lợi nhuận tối đa trong ngắn hạn của doanh nghiệp CTHH.

Mức giá của một doanh nghiệp được xác định căn cứ vào tác động của cung và cầu trên thị trường của 1 ngành.

Cách xác định sản lượng tối ưu (Sản lượng cho lợi nhuận tối đa). Xuất phát từ định nghĩa lợi nhuận:

 = TR – TC

max ’= 0  (TR – TC )’ = 0  TR’ = TC’

 MR(Q) = MC(Q)

ở đây, chúng ta đang xét lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nên đường cầu chính là đường doanh thu cận biên hay:

MR = P

Vì vậy ta rút ra quy tắc tối đa hoá lợi nhuận đối với hãng canh tranh hoàn hảo là (Hình 5.2):

MP = C

P

Đường của cầu doanh nghiệp CTHH Đường cầu của thị trường CTHH D D Hình 5.1 Q Q P

Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 69 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M«

Để xác định được lợi nuận tối đa hãng phải xác định sản lượng tại giao điểm MC = P1 chúng gặp nhau tại A. Từ A ta kéo thẳng xuống cắt trục hoành ở đâu thì đó chính là sản lượng tối ưu của hãng.

c. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.

Như ta đã biết, đường cung của một doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm ở mỗi mức giá. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ tăng sản lượng đến điểm mà ở đó nó đạt được: P = MC; và sẽ đóng cửa nếu giá nhỏ hơn hoặc bằng chi phí biến đổi bình quân tối thiểu (P < AVCmin). Như vậy đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chính là đường chi phí cận biên tính từ điểm chi phí biến đổi bình quân tối thiểu trở lên. (Trên hình 5.2 đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp chính là phần đường MC tô đậm)

d. Đường cung ngắn hạn của thị trường và thặng dư sản xuất PS

- Đường cung ngắn hạn của thị trường cho thấy số lượng sản phẩm mà ngành sẽ sản xuất trong ngắn hạn ở mỗi mức giá. Sản lượng của ngành là tổng lượng cung của các doanh nghiệp. Vì thế đường cung thị trường là tổng theo chiều nganh các đường cung của các doanh nghiệp.

- Thặng dư sản xuất (PS): Do chi phí cận biên tăng dần, nên với mỗi mức sản lượng, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo luôn có được mức giá cao hơn chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản phẩm, trừ đơn vị cuối cùng. Như vậy doanh nghiệp thu được thặng dư từ tất cả các đơn vị sản phẩm, trừ đơn vị cuối cùng. Nói cách khác thặng dư sản xuất chính là phần diện tích nằm trên đường cung và nằm dưới đường giá.

max 0 Q* Q 0 Q Hình 5.2 P P1 C D1=MR1= PCB S D MC ATC ATC A

- Thặng dư sản xuất của một hãng là phần chênh lệch giữa giá bán sản phẩm (Giá cân bằng PE) và giá mà người sản xuất sẵn sàng bán (được đo lường là chi phí biên MC của hãng).

        * 0 * 0 * ) ( ) ( q q E E MC P Q TC TC TR VC P PS

e. Thái độ ứng xử của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.

Bây giờ để tìm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp CTHH chúng ta sẽ phân tích phản ứng của doanh nghiệp trong các trường hợp biến đổi của giá thị trường. Với mức giá nào trên thị trường thì doanh nghiệp CTHH sẽ thu được lợi nhuận, hoà vốn, bị lỗ hay phải đóng cửa sản xuất. Chú ý rằng doanh nghiệp CTHH là doanh nghiệp chấp nhận giá.

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)