Độc quyền tập đoàn.

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 85)

- Trường hợp 4: Giả sử giá bán lại tiếp tục giảm xuống mức thấp hơn là P 4 trong đó:

4.2. Độc quyền tập đoàn.

a. Khái niệm : Là thị trường chỉ 1 số ít người bán hàng thường là 2 –3 người, Cung cấp phần lớn hoặc toàn bộ sản lượng của thị trường.

Ví dụ : Thị trường xe máy

Honda Chiếm 70% xe máy t.trường Suzubi

- Phân loại :

+ Độc quyền tập đoàn không phân biệt: sản phẩm của các hãng khác nhau giống hệt nhau, ví dụ : Dầu thô, quặng.

+ Độc quyền tập đoàn phân biệt : Sản phẩm các hãng giống nhau là giống hệt nhau. Ví dụ : ti vi, tủ lạnh…

b. Đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến độc quyền tập đoàn.

- đặc điểm: Thị trường thiểu số độc quyền là thị trường có một vài hãng lớn sản xuất với rất nhiều khách hàng nhỏ. Thị trường này có những đặc điểm đáng chú ý sau:

+ Số hãng sản xuất ít

+ Các hãng phụ thuộc lẫn nhau.

Mỗi hãng khi xây dựng chính sách của mình đều phải chú ý đến đối thủ cạnh tranh. Mọi sự thay đổi về giá cả, sản lượng, cung cách phục vụ… của hãng đều tác động ngay đến hãng khác.

- Nguyên nhân dẫn đến độc quyền tập đoàn.

+ Cũng giống như độc quyền một nguyên nhân có tính chất quan trọng là việc giảm chi phí nhờ quy mô sản xuất. Nhìn chung hãng có quy mô sản xuất lớn thường có chi phí bình quân thấp nhờ vàp chuyên môn hoá và phân công lao động tốt, có điều kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nhờ đó, các hãng sản xuất có quy mô lớn thường có thể sản xuất một khối lượng sản phẩm lớn với chi phí thấp với khả năng cạnh tranh cao.

c. Các phương thức xử thế về giá trong thị trường độc quyền tập đoàn.

- phương thức hoà bình kinh tế: Theo phương thức này các nhà độc quyền tập đoàn đưa ra các quyết định về giá theo quy ước của sự cạnh tranh giá cả. Trong đó các biện pháp về giá cả và tiêu thụ của họ không hướng vào việc gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh mà chỉ hướng vào các mục tiêu chính của mình.

- Phương pháp chèn ép: Các hãng độc quyền tập đoàn tìm mọi cách để có thể chèn ép đối thủ cạnh tranh, mọi chính sách về giá cả và tiêu thụ của họ đều hướng vào việc gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh.

- Phương thức thoả hiệp, thoả thuận ngầm với nhau: Các hãng tiến hàng các thoả thuận, thoả hiệp ngầm không tiến hành cạnh tranh về giá với nhau. Chính sách giá trong trường hợp này chính là chính sách giá tập thể (có sự thống nhất, hiểu biết lẫn nhau).

d. Định giá trong độc quyền tập đoàn.

Có một số nhà kinh tế cho rằng khi hãng hạ giá thì đối thủ thường hạ theo ngay, còn khi hãng tăng giá thì họ chần chừ và thường không tăng theo. Hiện tượng này phát triển thành lý thuyết đường cầu gãy khúc. Tất cả các hãng độc quyền tập đoàn đều đối mặt với đường cầu gãy khúc.

Xuất phát từ ý tưởng chủ đạo là: Nếu nâng giá thì khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của hãng cạnh tranh, còn khi hạ giá thì đối thủ sẽ mất khách. Từ đó các hãng sẽ có hai phương thức xử thế trong trường hợp có sự thay đổi lượng khách hàng:

- Khi lượng khách hàng tăng hãng không có phản ứng.

- Khi mất khách hãng hạ giá để lấy lại lượng khách thiếu hụt.

Trong khoảng EF hãng không phải thay đổi giá thành mà vẫn đạt: MR = MC

Mô hình đường cầu gãy khúc chính là sự mô tả mức giá cứng nhắc của độc quyền tập đoàn. Theo mô hình này, mỗi doanh nghiệp gặp một đường cầu gãy ở mức giá đang thịnh hành. Vì đường cầu gãy nên đường doanh thu cận biên của nó bị gián đoạn. Do đó chi phí của doanh nghiệp có thể thay đổi mà không gây ra sự thay đổi giá. Như hình 5.14, chi phí cận biên có thể tăng nhưng vẫn bằng chi phí cận biên ở mức sản lượng đó, vì thế giá vẫn ở mức cũ.

Hình 5.14. Đường cầu và doanh thu biên của hãng độc quyền tập đoàn. Tóm lại, qua nghiên cứu các loại thị trường:cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo chúng ta thấy chúng đều có những ưu điểm cần khia thác đầy đủ. Nhưng cũng cần thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay cần có những biện pháp chống độc quyền, chống khuynh hướng độc quyền dẫn đến cửa quyền, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, phải có chính sách điều tiết độc quyền trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, nhất là đối với kinh tế nhà nước. Điều đó góp phần đảm bảo công bằng về kinh tế, công bằng xã hội…

Chúng ta chấp nhận xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên phải chấp nhận cạnh tranh, thậm trí cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế. Song chúng ta thực hiện cạnh tranh trong giới hạn của các hợp tác hai bên cùng có lợi, quan tâm đến chính sách xoá đói, giảm

Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 89 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M«

nghèo, đảm bảo sự công bằng xã hội. Đó cũng là một đòi hỏi khách quan vủa sự bình đẳng giữa con người với con người.

MR2 P Q 0 P* D D2 D1 MR1 P* P 0 Q MR Q E F MC MC2 MC3

MR2 P Q 0 P* D D2 D1 MR1 P* P 0 Q MR Q E F MC MC2 MC3

Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 91 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M«

Chƣơng 6

Thị trƣờng yếu tố sản xuất

Trong các chương trước chúng ta đã tập trung nghiên cứu thị trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường đầu ra, đó là các thị trường hàng hoá và dịch vụ mà chủ doanh nghiệp là người bán và người tiêu dùng là người mua.

Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu thị trường các yếu tố sản xuất hay còn gọi là thị trường đầu vào. Trong thị trường này, các yếu tố sản xuất được chia thành ba nhóm cơ bản là lao động, đất đai và vốn. Các doanh nghiệp mua các yếu tố cần thiết trên thị trường yếu tố sản xuất để tiến hành tổ chức sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trên thị trường các yếu tố sản xuất, các doanh nghiệp đóng vai trò là người mua (Cầu) còn các hộ gia đình đóng vai trò là người cung cấp nguồn lực (Cung). Các doanh nghiệp trả tiền cho người tiêu dùng để sử dụng các yếu tố sản xuất cần thiết. Giá của lao động gọi là tiền công, giá của đất đai gọi là giá thuê và giá của vốn gọi là lãi suất.

1. Những vấn đề chung

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)