- Chi phí cận biên (MC ): Là chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm hay đó là sự thay đổi của tổng chi phí khi sản xuất
2.3. Các chi phí trong dài hạn.
a. Chi phí dài hạn: Là những chi phí trong một thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể thay đổi toàn bộ yếu tố đầu vào và như vậy không còn khái niệm chi phí cố định nữa.
Trong một thời gian dài, chúng ta có nhiều cơ hội để lựachọn quy mô nhà máy với số lượng máy móc thiết bị và lao động thích hợp. Giả thiết trong việc sản xuất quần áo (hình 4.6), chủ nhà máy có thể lựa chọn nhà máy với quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn ứng với mỗi loại chi phí bình quân cho mỗi bộ quần áo(ATC). Ta thấy việc việc sản xuất quần áo ở nhà máy có quy mô nhỏ là rất đắt(Đường ATC1), đường ATC2 cho thấy ta có thể đạt được chi phí thấp hơn nếu chọn quy mô vừa. Và tất nhiên nếu chúng ta tiêu thụ được một lượng lớn quần áo trên thị trường thì tốt nhất là xây dựng nhà máy có quy mô lớn (Đường ATC3) vì nó chi phí bình quân nhỏ nhất.
Như vậy một khi đã xác định được sản lượng hợp lý phù hợp với yêu cầu của thị trường thì ta có thể dễ dàng chọn được nhà máy có ATCmin ứng với sản lượng ấy.
Những lựa chọn đó được thể hiện ở từng phần của 3 đường ATC. Các đường này tạo thành 3 đoạn (LATC) bao gồm cả các khả năng chi phí dài hạn. vùng phía dưới đường LATC là vùng mà doanh nghiệp không thể đạt được trong tình trạng trình độ công nghệ và giá cả đầu vào hiện tại.
LATC là đường bao của các đường chi phí trung bình trong ngắn hạn SATC bởi vì: Trong dài hạn với mọi đầu vào đều có thể thay đổi nên DN sẽ chọn quy mô nhà máy nào có chi phí là thấp nhất để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định nào đó. Do vậy ứng với mỗi mức sản lượng khác nhau DN sẽ
ATC1 ATC2 ATC3 LATC Chi phí Q Q1 Q2 Q3 Hình 4.7. Chi phí dài hạn
Trường CĐ Công nghiệp Hà nội Đề cương Kinh tế học Vi mô 57
lựa chọn các nhà máy có chi phí bình quân trong ngắn hạn (SATC) nào là nhỏ nhất. LAC là đường bao của các đường chi phí trung bình trong ngắn hạn và lưu ý rằng các
SATCmin có thể không nằm trên đường LAC.
Hình 4.8
b. Chi phí bình quân dài hạn và hiệu suất theo quy mô.
Với đường chi phí bình quân dài hạn là LATC ta có thể minh hoạ các trường hợp hiệu suất tăng, không đổi và giảm theo quy mô như sau.
LATC SATC3 C Q 0 Q1 Q2 Q3 SMC1 SATC1 SATC2 LMC MC2 MC1
Vận dụng vào thực tế ta có thể lấy ví dụ minh hoạ 3 trường hợp trên như sau:
- Trong công nghiệp sử dụngmáy móc thiết bị và công nghệ hiệ đại thì dễ gặp hiệu suất tăng theo quy mô, vị thời gian đầu thường chưa sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị.
- Trong các ngành công nghiệp khai thác (Ví dụ than, khoáng sản…) thì ngược lại, hiệu suất thường giảm dần vì lúc đầu khai thác thường khai thác các mỏ lộ thiên trước, chi phí khai thác thấp, sau đó càng xuống sâu thì chi phí càng tăng…
- Các ngành dịch vụ thì thường có hiệu suất không đổi, nếu tăng cà phê và lượng lao động lên 1%, thì số cốc cà phê bán ra cúng tăng tối đa không quá 1%... c. Đường đồng phí (Isocost )
- Đường đồng phí là đường mô tả các kết hợp đầu vào khác nhau trong cùng một mức chi phí. Nghĩa là nó bao gồm tất cả những tập hợp có thể có của lao động và vốn mà doanh nghiệp có thể mua được với một tổng chi phí nhất định. TC = K.PK + L . PL = K.r+ Lw hay : K = r w L r TC Trong đó: ALC LAC LAC