Sự co dãn của cung lao động

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 96)

- Trường hợp 4: Giả sử giá bán lại tiếp tục giảm xuống mức thấp hơn là P 4 trong đó:

b. Sự co dãn của cung lao động

Thực tế minh chứng rằng: các công nhân, người lao động vẫn phản ứng một cách tích cực với các mức tiền lương cao hơn trong thời kỳ ngắn hạn. Để đo các chuyển dịch hệ quả này dọc theo đường cung lao động, chúng ta dùng khái niệm hệ số co dãn của cung lao động.

Hệ số co dãn của cung lao động biểu diễn sự thay đổi phần trăm trong lượng lao động cung ứng so với sự thay đổi phần trăm của mức lương.

Công thức

Hệ số của cung về lao động =

WL L   % %

Trong đó %L: Sự thay đổi phần trăm về lượng lao động cung ứng %W: Sự thay đổi phần trăm về mức lương

Các yếu tố toạ ra sự co dãn về cung lao động bao gồm: Sở thích (cho thì giờ nhàn rỗi, thu nhập, làm việc), Sức khoẻ, Thu nhập và của cải, Các kỳ vọng (thu nhập, tiêu dùng), Giá của hàng hoá tiêu dùng, các loại thuế.

Chúng ta cần lưu ý rằng: Trong dài hạn, đường cung ứng về lao động có thể thoải hơn so với ngắn hạn vì trong ngắn hạn để mở rộng sản xuất, ngành cần thu hút lao động, đồng thời tăng tiền công lên nhưng về lâu dài nguồn cung ứng lao động cho ngành đó sẽ tăng, dẫn đến mức tiền công lao động cho ngành này sẽ giảm xuống.

2.3. Cân bằng thị trƣờng lao động 2.3.1. Khái niệm 2.3.1. Khái niệm

Cân bằng thị trường lao động được xác định khi đường cung và đường cầu thị trường về lao động gặp nhau, lập lên mức lương cân bằng.

Trong đó: Mức lương cân bằn là mức lương tại đó số lượng lao động được cung ứng trong một thời kỳ nhất định bằng số lượng lao động được yêu cầu.

2.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cân bằng thị trƣờng lao động

Cân bằng thị trường lao động được xác định khi đường cung và đường cầu về lao động gặp nhau do đó, các trạng thái cung, cầu về lao động sẽ ảnh hưởng đến việc xác định điểm cân bằng. Cụ thể:

Cầu thị trường cho lao động phụ thuộc vào: Số lượng chủ thuê lao động, sản phẩm doanh thu cận biên của lao động trong từng công ty và từng ngành, sức tăng trong nhu cầu đối với sản phẩm cuối cùng và việc tăng năng xuất lao động

Cung thị trường của lao động phụ thuộc vào: Số lượng công nhân, tính sẵn sàng làm việc của mỗi công nhân ở các mức tiền lương khác nhau

Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 99 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M«

3. Cung và cầu về vốn

Phần trên chúng ta đã tìm hiểu, phân tích yếu tố đầu vào cơ bản lao động. Trong phân này chúng ta sẽ đi tìm hiểu, phân tích yếu đầu vào thứ hai đó là vốn. Tuy nhiên yếu tố vốn ở đây chúng ta xem xét không phải là vốn tài chính, mà là vốn hiện vật, một yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

3.1. Vốn hiện vật

Vốn hiện vật được hiểu là các hàng hoá đã được sản xuất và được sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác có lợi hơn

Chúng ta lưu ý rằng vốn được phân thành hai loại cơ bản đó là vốn hiện vật (Tài sản hữu hình) và vốn tài chính (Không phải là tài sản hữu hình)

Vốn hiện vật bao gồm các tài sản cố định như công sở nhà kho, thiết bị và tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất dưới dạng tồn kho như: hàng hoá chờ bán, hàng hoá mới hoàn thành một phần và dự trữ nguyên liệu.

Cần có sự phân biệt giữa tài sản cố định với tài sản dự trữ thông qua việc tính khấu hao. Tài sản cố định sẽ chuyển dần toàn bộ giá trị của chúng vào trong sản phẩm. Còn tài sản dự trữ sẽ chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào sản phẩm ngay khi kết thúc một quá trình sản xuất.

3.2. Tiền thuê, lãi xuất và giá cả của tài sản 3.2.1. Tiền thuê vốn 3.2.1. Tiền thuê vốn

Tiền thuê vốn chính là các chi phí cho việc sử dụng các dịch vụ vốn.

Ví dụ: Nhân dịp nghỉ hè Sinh viên lớp KT5 – Trường CĐCN Hà nội thuê một chiếc xe du lịch để thăm quan vịnh Hạ Long.

3.2.2. Giá cả của tài sản

Không giống như lao động, vốn hiện vật (Các hàng tư liệu) có thể được mua và có giá tài sản.

Giá của một tài sản là tổng số tiền có thể mua hẳn tài sản đó. Bằng cách sở hữu một tài sản vốn, người mua tài sản đó thu được quyền sử dụng các dịch vụ vốn trong tương lai do vốn đó tạo ra.

3.2.3. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn trong tƣơng lai a. Lãi suất a. Lãi suất

Lãi suất được phân thành hai loại cơ bản là lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa.

Trong đó: Lãi suất danh nghĩa cho chúng ta biết sẽ thu được số tiền lãi là bao nhiêu nếu cho vay một đồng trong một năm. Còn lãi suất thực tế dùng để đo mức tiền lãi của một khoản cho vay tính theo mức tăng của lượng hàng hoá có thể mua được

là lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát LSTT = LSDN - Lạm Phát.

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)