Ví dụ (Xét việc tiêudùng bia của một cá nhân)

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 30)

- ứng dụng tầm vĩ mô

a. Ví dụ (Xét việc tiêudùng bia của một cá nhân)

Đồ thị 3.3

Qua đồ thị trên chúng ta thấy:

- Giá thị trường của một cốc bia là 3000 đ, được phản ánh bằng đường ngang BE (Nó cũng phản ánh chi phí cận biên của người tiêu dùng)

- Trong tình huống rất khát, rất muốn uống bia, người tiêu dùng sẵn sàng trả 8000đ cho cốc bia đầu tiên. Khi đó 8000đ phản ánh lợi ích cận biên của cốc bia thứ nhất. Tuy nhiên trong thực tế họ chỉ phải trả 3000đ. Như vậy đối với người tiêu dùng họ được lợi hay được hưởng một khoảng thặng dư là 5000đ.

- Người tiêu dùng muốn tối đa hoá lợi ích nên họ sẽ uống bia đến khi: lợi ích cận biên của cốc bia cuối cùng bằng với chi phí cận biên ( Giá thị trường). Cụ thể họ sẽ uống đến cốc bia thứ 5 tại đó MU=MC= Giá Thị trường.

- Người tiêu dùng sẽ không uống đến cốc bia thứ 6 vì khi đó lợi ích cận biên của họ nhỏ hơn chi phí cận biên (MU<MC= Giá thị trường). Đối với người tiêu dùng thì cốc bia thứ 6 chỉ đáng giá 2000đ.

- Trên đồ thị chúng ta nhận thấy tổng thặng dư tiêu dùng được thể hiện bằng phần tô đậm CS.

b. Khái niệm

Thặng dư tiêu dùng phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng một đơn vị hàng hoá nào đó (MU) với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó (MC) Số lượng Cốc bia P 0 1 2 3 4 5 6 Giá thị trường CS 8000 7000 6000 5000 4000 3000

Trường CĐ Công nghiệp Hà nội Đề cương Kinh tế học Vi mô 33

Nhận xét

Thặng dư tiêu dùng xuất hiện do người tiêu dùng được hưởng lợi ích từ việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ nhiều hơn mức ( chi phí ) họ phải trả.

2. Sở thích tiêu dùng và các đường bàng quan

2.1. Các giả định

Để mô hình hoá sở thích của người tiêu dùng chúng ta phải đưa ra nhiều giả định về hành vi của người tiêu dùng khi thực hiện sự lựa chọn. Ba giả định về sở thích tiêu dùng sau đây là trung tâm của lý thuyết tiêu dùng

Trước khi đi tìm hiểu ba giả định, để đơn giản hoá vấn đề khi xây dựng lý thuyết tiêu dùng, chúng ta giả định rằng chỉ có hai giỏ hàng hoá X và Y. Trong đó X là một hàng hoá cụ thể, và Y là gộp của tất cả các hàng hoá còn lại.

2.1.1. Sở thích hoàn chỉnh

* Giả định này nói lên rằng: Người tiêu dùng có thể sắp xếp mức thoả mãn của từng loại hàng hoá mang lại

* Như vậy nếu có 2 giỏ hàng hoá X và Y thì người tiêu dùng sẽ có 1 trong 3 phản ứng ( thái độ) sau:

- Người tiêu dùng thích X >Y - Người tiêu dùng thích X <Y

- Người tiêu dùng thích X =Y. Trong trường hợp thích hai giỏ hàng hoá bằng nhau, người tiêu dùng sẽ có thái độ bàng quan, hay thờ ơ giữa hai giỏ vì dù tiêu dùng giỏ này hay giỏ kia thì cũng chỉ mang cho họ cùng 1 mức thoả mãn.

2.1.2. Sở thích có tính chất bắc cầu

* Giả định này nói lên rằng: Sự so sánh giữa các giỏ hàng hoá của người tiêu dùng là nhất quán

* Như vậy nếu có 3 loại hàng hoá A, B và C thì:

- Nếu người tiêu dùng thích hàng hoá A hơn hàng hoá B và hàng hoá B hơn hàng hoá C thì có thể kết luận rằng người tiêu dùng sẽ thích hàng hoá A hơn hàng hoá C.

2.1.3. Ngƣời tiêu dùng thích nhiều hàng hoá, dịch vụ hơn là ít hàng hoá, dịch vụ hoá, dịch vụ

* Giả định này bao hàm ba ý:

- Tất cả những hàng hoá này đều có ích chứ không có hại - Người tiêu dùng luôn theo đuổi lợi ích cá nhân

- Người tiêu dùng chưa thoả mãn hoàn toàn

Ba giả định trên đây là cơ sở để mô hình hoá hành vi của người tiêu dùng.

2.2. Đƣờng bàng quan (IC = Indiference Curve) 2.2.1. Khái niệm 2.2.1. Khái niệm

Đường bàng quan biểu thị những kết hợp hàng hoá khác nhau đem lại cho người tiêu dùng cùng một mức thoả mãn

34

Bằng việc biểu thị một hàng hoá trên trục hoành và một hàng hoá trên trục tung, chúng ta có thể mô tả các giỏ hàng hoá mà người tiêu dùng bàng quan (thờ ơ) trong việc lựa chọn. Nối tất cả các giỏ hàng hoá mang lại cho người tiêu dùng cùng một mức thoả mãn, chúng ta được một đường gọi là đường bàng quan.

Đồ thị 3.4 2.2.2. Đặc điểm

* Việc trả lời các câu hỏi sau giúp chúng ta nhận biết được những đặc điểm của đường bàng quan:

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)