Sản xuất, các yếu tố đầu vào và hàm sản xuất.

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 39)

- Câu hỏi 4: Tại sao các đường bàng quan có dạng lồi chứ không phải dạng lõm?

1.1. Sản xuất, các yếu tố đầu vào và hàm sản xuất.

a. Sản xuất và các yếu tố đầu vào của sản xuất.

Doanh nghiệp là người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hoá dịch vụ. QX (Hhoá X) QY (Hhoá Y) IC Điểm tiêu dùng tối ưu BL A B C

Quá trình các doanh nghiệp thực hiện chức năng chuyển hoá các đầu vào thành các sản phẩm được gọi là quá trình sản xuất. Ví dụ một nhà máy đường với các yếu tố đầu vào là lao động, mía, các thiết bị may móc…sản xuất ra đường…

Các yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất có thể được chia thành hai nhóm cơ bản:

- Nhóm thứ nhất là lao động, thường được ký hiệu là chữ L (viết tắt Labour)

- Nhóm thứ hai gồm nguyên liệu, vật liệu máy móc thiết bị, nhà xưởng kho tàng…Gọi chung là vốn và thường được ký hiệu là chữ K.

Qua quá trình sản xuất các yếu tố đầu vào được kết hợp với nhau theo các phương thức nhất định tạo thành các sản phẩm đầu ra. Chúng ta gọi đó là sản lượng ký hiệu là Q.

Giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng có mối quan hệ với nhau được thể hiện bằng một phương trình nào đó, chúng ta gọi đó là hàm sản xuất.

b. Hàm sản xuất và vấn đề hiệu suất theo qui mô.

- Khái niệm hàm sản xuất: Là một hàm số thể hiện mối quan hệ giữa số lượng đầu vào với số lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được ứng với một trình độ công nghệ nhất định.

Khi doanh nghiệp sử dụng nhiều yếu tố đầu vào thì Hàm sản xuất tổng quát có dạng như sau:

Q = f(X1,X2,X3….,Xn) Trong đó: - Q là sản lượng đầu ra

- (X1,X2,X3….,Xn) là các yếu tố đầu vào.

-Giả sử doanh nghiệp sử dụng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là K đơn vị vốn và L đơn vị lao động thì Hàm sản xuất có dạng như sau:

Q = f(L,K) Trong đó : Q: thể hiện đầu ra

K: Thể hiện lượng vốn được sử dụng. L: Thể hiện lượng lao động được sử dụng.

Như vậy, khi có sự thay đổi các yếu tố sản xuất, thay đổi về việc áp dụng công nghệ mới thì hàm sản xuất sẽ thay đổi, khi đó đầu ra cũng sẽ thay đổi.

- Hàm sản xuất Cobb-Douglas: Đây là một dạng hàm sản xuất tiêu biểu cho các quốc gia có nền kinh tế phát triển, mang tên của hai nhà kinh tế học: cho các quốc gia có nền kinh tế phát triển, mang tên của hai nhà kinh tế học: P.H.Douglas và C.V.Cobb). Khi đó, với một đơn vị chỉ sử dụng K đơn vị vốn và L đơn vị lao động thì trong điều kiện các đầu vào khác cố định thì hàm sản xuất có dạng sau:

Q = A.Kỏ.Lõ

Trong đó: Q: sản lượng đầu ra.

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 39)