- Câu hỏi 4: Tại sao các đường bàng quan có dạng lồi chứ không phải dạng lõm?
4.1. Tiêudùng tối ƣu (Tối đa hoá lợi ích)
4.1.1. Khái niệm
* Khái niệm 1: Tiêu dùng tối ưu chính là sự thoả mãn, thích thú tối đa của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các tập hợp hàng hoá với một ràng buộc nhất định về ngân sách dành cho tiêu dùng của họ.
* Khái niệm 2: Tiêu dùng tối ưu thể hiện hỗn hợp các chi tiêu của người tiêu dùng để tối đa hoá lợi ích có thể đạt được với một thu nhập cho trước.
4.1.2. Nhận xét
* Chúng ta nhận thấy rằng: Để đạt được mức thoả mãn tối đa với sự ràng buộc nhất định về ngân sách thì:
- Sự lựa chọn của người tiêu dùng phải khả thi nghĩa là phải là 1 điểm trên đường ngân sách
- Và sự lựa chọn đó phải nằm trên đường bàng quan cao nhất
Hai điều kiện này thoả mãn khi hai đường bàng quan và đường ngân sách tiếp xúc với nhau:
* Minh hoạ bằng đồ thị
Đồ thị 3.8
- A, B là những điểm khả thi - C là điểm không thể đạt được
Như vậy A là điểm tối ưu vì nó nằm trên đường bàng quan cao hơn.
* Kết luận
- Tiêu dùng tối ưu được tìm thấy tại điểm tiếp xúc của đường bàng quan và đường ngân sách( khi độ dốc của đường bàng quan bằng độ dốc của đường ngân sách). Điểm này thoả mãn điều kiện:
Y / X = = Px Py Py MUx MUy QX (Hhoá X) QY (Hhoá Y) IC Điểm tiêu dùng tối ưu BL A B C
Tương đương:
Trong đó MUx/Px chính là lợi ích cận biên tính trên một đồng hàng hoá X - Như vậy đến đây chúng ta có thể kết luận rằng:
+ Điều kiện để tối đa hoá tổng lợi ích là: Lợi ích cận biên tính trên một đồng hàng hoá này phải bằng lợi ích cận biên tính trên một đồng hàng hoá khác. + Và phương pháp cơ bản đối với việc tối đa hoá lợi ích là mua thứ hàng hoá có lợi ích cận biên lớn nhất tính trên 1 đồng chi phí.