Cạnh tranh mang tính độc quyền

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 82)

- Trường hợp 4: Giả sử giá bán lại tiếp tục giảm xuống mức thấp hơn là P 4 trong đó:

4.1. cạnh tranh mang tính độc quyền

Có nhiều ngành trong đó các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm khác nhau. Vì lý do này hay lý do khác với mặt hàng của doang nghiệp khác. Sự khác nhau của sản phẩm là do người tiêu dùng nghĩ ra có thể đúng hoặc không đúng. Do đó, một số người tiêu dùng (không phải là tất cả ) sẽ trả giá cao hơn cho sản phẩm mà mình thích.

a. Thị trường cạnh tranh độc quyền.

Thị trường này có 4 đặc điểm cơ bản sau:

- Thị trường này có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ nhưng các doanh nghiệp này đều có năng lực sản xuất nhỏ và số lượng khách hàng thì rất lớn .

Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 85 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M«

- Sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau đặc biệt hoá như sản phẩm của các hãng khác nhau thì khác nhau về nhãn hiệu, thiết kế, chế tạo, bao bì, phương thức thanh toán, thời gian bảo hành…Chính vì vậy các doanh nghiệp cố gắng thông qua những cái khác nhau này để tạo ra những sự hấp dẫn riêng, lôi kéo riêng cho mình.

- Có sự tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Nếu mặt hàng nào có lãi thì doanh nghiệp tương đối dễ dàng tham gia vào thị sản xuất, còn nếu mặt hàng nào không có lãi thì các doanh nghiệp ở trong ngành rồi bỏ cũng tương đối dễ dàng.

- Thị trường này đặc biệt sử dụng cạnh tranh phi giá như: quảng cáo, phân biệt sản phẩm xà phòng, dầu gội đầu…

b. Đặc điểm của hãng cạnh tranh mang tính độc quyền

- Chúng ta đều thấy rằng 1 loại hàng hoá giống nhau được nhiều doanh nghiệp hoặc công ty chào bán về mặt lý thuyết thì họ phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và được bán với mức với 1 giá thấp nhất. Nhưng thực tế thì tuỳ tình thế thị trường mà chúng ta đã được bán với mức giá khác nhau. Người mua thiếu cái nhìn tổng quát và đầy đủ về thị trường (có nghĩa là họ không biết được với 1 hàng hoá hay loại dịch vụ giống nhau như thế thì các hãng khác, của hàng khác nhau bán với giá như thế nào, do đó một sự định giá khác nhau cho 1 loại hàng có thể xuất hiện. Về đường cầu doanh nghiệp cạnh tranh mang tính độc quyền đứng trước một đường xuống và có thể có sức mạnh độc quyền bán. Tuy vậy điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền chắc chắn thu được lợi nhuận lớn. Cạnh tranh mang tính độc quyền tương tự như cạnh tranh hoàn hảo ở điểm có sự tự do gia nhập. Vì vậy khả năng thu được lợi nhuận sẽ thu hút các doanh nghiệp mới với các mặt hàng cạnh tranh tham gia vào thị trường này và làm cho lợi nhuận giảm xuống bằng không.

Chú ý: Vì sản phẩm của doanh nghiệp khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nên đường cầu của doanh nghiệp dốc xuống dưới về phía phải nhưng đây không phải là đường cầu thị trường. Đường cầu thị trường dốc hơn rất nhiều (vì không có hàng hoá thay thế).

- Cách xác định giá cả, sản lượng tối ưu và lợi nhuận tối đa thì tương tự như hãng độc quyền bán. Tuy nhiên đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh mang tính độc quỳên thì thoải hơn vì có nhiều hàng hoá thay thế còn ở hãng độc quyền thì dốc đứng hơn (không có hàng hoá thay thế).

Hình 5.13 Cho biết cách xác định sản lượng tối ưu, giá cả và lợi nhuận tối đa của hãng cạnh tranh mang tính độc quyền.

- Trong ngắn hạn, hãng xác định sản lượng tối ưu tại giao điểm MC = MR (Tức tại A. Từ A kéo xuống cắt trục hoàng ở đâu thì đó là sản lượng tối ưu (Q*

).

- Ta đã biết đường cầu chính là đường giá của doanh nghiệp nên từ A kéo thẳng lên cắt đường cầu D tại B. Từ B kéo sang cắt trục tung ở đau thì đó chính là mức giá của hãng cạnh tranh độc quyền. (P*

)

- Lợi nhuận cạnh tranh của hãng là phần gạch chéo BP*MN.

max= Q*(P*-ATC)

Các hãng cạnh tranh manh tính độc quyền đưa ra thị trường nhiều loại, kiểu cách và nhãn hiệu, cách thức phục vụ để cạnh tranh. Chi phí quảng cáo của hãng bao giờ cũng lớn.

- Trong dài hạn giả sử các đường chi phí là không đổi, hãng thu được 

> 0, điều này thúc đẩy những hãng mới ra nhập ngành vì hàng rào gia nhập là rất thấp.

+ Khi xuất hiện nhiều hãng mới cầu sản phẩm của hãng giảm dần cho tới khi hãng thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0, lúc đó đường chi phí trung bình ATC cắt đường cầu (D) tại điểm tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận kinh tế

 = 0 không khuyến khích các hãng ra nhập ngành do vậy thị trường đạt được cân bằng trong dài hạn.

- Đặc điểm cân bằng trong dài hạn

+ Lợi nhuận kinh tế của các hãng cạnh tranh độc quyền bằng không.

MC ATC ATC D MR Q* P* Q P A B MC D MR Q* E P PE

Hình 5.13. Hãng cạnh tranh đ ộc quyền trong ngắn hạn và ậnì hạn

ATC

Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 87 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M«

+ Đường ATC cắt dường cầu (D)

+ Hãng cạnh tranh độc quyền hoạt động với công suất dư thừa trong dài hạn

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô CĐ Công nghiệp Hà Nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)