6. Bố cục của luận văn
3.2.3. Nguyên nhân từ phía người lao động
vi VPPL về đóng, hưởng BHXH. Vậy nhưng, người lao động vì nhiều lý do mà vẫn có những hành vi vi phạm liên quan đến đóng, hưởng BHXH như dưới đây:
Thứ nhất, người lao động thiếu hiểu biết về pháp luật đóng, hưởng
BHXH hoặc chưa quan tâm đến pháp luật đóng, hưởng BHXH. Việc thiếu hiểu biết này xuất phát từ chính bản thân người lao động, đa số những người lao động như công nhân, người lao động chân tay,...không được học hành đến nơi đến chốn, nhiều nhất cũng chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học. Họ chưa có được những kiến thức pháp luật căn bản về quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Người sử dụng lao động đã lợi dụng chính điều đó để có nhiều hành vi VPPL đóng, hưởng BHXH mà ít bị phát hiện, xử lý. Bản thân người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, lại không quan tâm, thậm chí có không ít trường hợp yêu cầu chủ doanh nghiệp không được trừ lương để nộp BHXH. Hay do lợi ích trước mắt người lao động đã thoả hiệp với chủ sử dụng lao động cố tình không tham gia BHXH.
Thứ hai, đi tìm những nguyên nhân sâu xa hơn nữa thấy rằng, bản thân
người lao động họ chính đáng được hưởng quyền lợi của mình nhưng khi chủ sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm thì ít ai lên tiếng vì quyền lợi của bản thân mình. Căn nguyên của sự im lặng này là tâm lý lo ngại khi đòi quyền lợi được tham gia BHXH sẽ bị chủ doanh nghiệp sa thải. Người lao động có được công việc đã khó, nay nếu như đòi hỏi các quyền lợi khác nữa thì người lao động có nguy cơ bị đuổi việc, khi đó đời sống sẽ vất vả hơn. Vậy nên họ đành chấp nhận sự vi phạm của người sử dụng lao động để được làm việc và hy vọng cơ hội được đảm bảo đầy đủ quyền lợi. Đặc biệt là tìm được công việc trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay là cả vấn đề nan giải.