Các hành vi vi phạm pháp luật về hưởng Bảo hiểm xã hội ở

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 54)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Các hành vi vi phạm pháp luật về hưởng Bảo hiểm xã hội ở

Việt Nam

Gian lận, giả mạo hồ sơ hưởng BHXH

Để được hưởng lợi từ quỹ BHXH khi không có, chưa có hoặc chưa đầy đủ các điều kiện được thụ hưởng, không ít các tổ chức, cá nhân đã có những hành vi sai trái nhằm trục lợi cho lợi ích riêng. Điển hình như các hành vi: làm giả hồ sơ để hưởng chế độ BHXH; hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, số liệu sai lệch;....đã làm thất thoát quỹ BHXH, gây ra bất công trong quyền lợi về hưởng chế độ BHXH.

BHXH mà ở hầu hết các địa phương còn xuất hiện tình trạng làm sai lệch một số nội dung trong hồ sơ BHXH. Đáng lo ngại ở nhiều địa phương còn có hiện tượng lập khống hồ sơ làm căn cứ hưởng BHXH. Riêng tỉnh Thái Bình, cơ quan BHXH đã phát hiện hơn 5000 hồ sơ lập khống để rút tiền BHXH. Ngày 27/05/2012 Công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện và ra quyết định khởi tố đường dây làm giả 43 hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng (làm giả toàn bộ) để chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng tiền BHXH. Hiện tượng lập hồ sơ giả còn xảy ra ở nhiều địa phương khác nhau như Tp. HCM, Ninh Thuận, Bắc Giang… đã gây thiệt hại cho quỹ BHXH nhiều tỷ đồng.

Trong quá trình giải quyết chế độ BHXH, cơ quan BHXH ở một số địa phương đã phát hiện tình trạng làm giả, mua bán giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và đã dừng không giải quyết, đồng thời thông báo với cơ quan Công an để điều tra, ngăn chặn. Tuy nhiên, cuối năm 2011 và đầu năm 2012 tình trạng làm giả, mua bán giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH có chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả nước. Trong đó tập trung vào các thành phố lớn, khu công nghiệp và nhất là khu vực Tp. HCM và vùng giáp ranh thuộc tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và yêu cầu của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội, BHXH Việt Nam đã và đang triển khai chấn chỉnh việc làm giả, mua bán giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Kết quả bước đầu đã phát hiện tại tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai gần 1.000 giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH làm giả, photocopy màu, tẩy xóa, những hồ sơ này đã dừng không giải quyết và thu hồi tiền trợ cấp trả vào quỹ BHXH.

Các hình thức làm giả, gian lận để hưởng chế độ BHXH hiện nay rất đa dạng với nhiều hình thức, nhưng phổ biến nhất là các trường hợp: Làm giả hoàn toàn từ phôi mẫu giấy đến con dấu hoặc tẩy xóa nội dung sau đó photocopy màu các loại giấy trên; hoặc tẩy xóa chữa tăng thời gian nghỉ trong

giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH đã được cơ sở y tế cấp. Những giấy tờ trên được thực hiện và tổ chức mua bán chủ yếu tại các hiệu thuốc tây của tư nhân. Một hiện tượng gian lận để hưởng bảo hiểm mới xuất hiện là cả 3 bên gồm chủ sử dụng lao động, người lao động và cơ sở y tế thống nhất cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để thanh toán tiền trợ cấp ốm đau nhằm tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, một số đơn vị sử dụng lao động gặp khó khăn, làm ăn kém hiệu quả, không có đủ việc làm… người sử dụng lao động, người lao động, cơ sở y tế thống nhất cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để thanh toán tiền trợ cấp ốm đau nhằm tăng thêm thu nhập.

Đặc biệt, có trường hợp thành lập Công ty để chỉ hợp đồng tuyển lao động nữ đã có thai nhưng thực tế không làm việc (có đăng ký đóng BHXH đầy đủ) đến khi đóng BHXH đủ 6 tháng theo quy định thì sinh con và được hưởng trợ cấp BHXH chia nhau (do số tiền phải đóng BHXH và số tiền trợ cấp hưởng chế độ chênh lệnh nhau nhiều). Ví dụ như Công ty TNHH Truyền thông Online có trụ sở chính tại E105, đường 56, quận Cái Răng, Cần Thơ do ông Đoàn Văn Cuống làm đại diện theo pháp luật và đăng ký chức danh giám đốc. Công ty này đã mở hàng hoạt chi nhánh ở nhiều địa phương và chỉ tuyển những phụ nữ đang có bầu, hợp thức hóa giấy tờ và sau đó vài tháng thì lập thủ tục hưởng chế độ thai sản để trục lợi. Tại Vĩnh Long, doanh nghiệp này lập danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản cho 5 lao động với tổng số tiền là 119.500.000 đồng. Thấy nghi ngờ bởi toàn bộ số người trên đều có thời gian đóng BHXH tròn trịa đủ 6 tháng (vừa bằng mức mà pháp luật quy định), BHXH tỉnh Vĩnh Long đã xác minh và phát hiện toàn bộ số lao động trên không hề làm việc tại Công ty TNHH Truyền thông Online, mà do công ty đi “kiếm” từ các nơi về, làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản. Tại Trà Vinh, sau khi lập văn phòng đại diện ở huyện Cầu Kè công ty “tuyển” được 9 phụ nữ đang mang thai. Ở Trà Vinh, công ty này còn mở thêm văn phòng đại diện ở

số 14B Lê Lợi, Tp. Trà Vinh và nhanh chóng ‘tuyển” được 5 chị mang thai. Với mưu đồ mở rộng địa bàn hoạt động, công ty Online đã tiếp xúc lập chi nhánh tại nhiều tỉnh thành như Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang,...ở những địa phương này mục tiêu hướng tới là “phụ nữ có bầu” và thực tế công ty Online đã “tuyển’ được khá nhiều người để thỏa thuận làm thủ tục và xúc tiến hợp thức hóa quy trình để nhận tiền thai sản. Với hình thức hoạt động như trên, nếu làm việc có bài bản thì một phi vụ trót lọt số tiền thu lợi bất chính của công ty là không nhỏ. Tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh công ty này đã nhận hơn 54 triệu đồng từ việc làm chế độ cho các bà bầu: Lê Thị M, Nguyễn Thị Kim Q, Nguyễn Thị L. Ở các nơi khác như huyện Châu Thành công ty cũng đã nhận hơn 30 triệu đồng, thành phố Trà Vinh hơn 26 triệu đồng. Theo phân tích vụ việc ông Nguyễn Trọng Nam – Trưởng phòng kiểm tra BHXH Tp. HCM có đưa ra giả thuyết rằng: Giả sử công ty đóng cho một người lao động với mức kịch trần khoảng 16 triệu đồng/tháng, thì khi làm chế độ hưởng thai sản họ sẽ được nhận 16 triệu x 4 tháng = 64 triệu đồng. Trong khi trước đó, chỉ đóng BHXH, BHYT với tổng số tiền chưa đến 20 triệu đồng. Chưa kể sau đó sẽ được lãnh thêm khoản trợ cấp một lần khi sinh bằng 2 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài ra, sau 1 năm công ty sẽ có thêm khoản trợ cấp BHXH một lần, mức lãnh là 1,5 tháng lương cơ bản (24 triệu đồng) nữa. Nếu muốn thì 6 tháng sau khi các bà bầu sinh, công ty còn có thể mang hồ sơ đi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho họ. Như vậy, chỉ với một chút “vốn” 6 tháng sau công ty sẽ có “doanh thu” siêu lợi nhuận mà chẳng phải đau đầu lo sản xuất, kinh doanh. Tất nhiên không phải ai cũng nghĩ ra được chiêu trò này. Trong quá trình điều tra về Công ty TNHH Truyền thông Online, cơ quan chức năng cho biết Đoàn Văn Cuống- Giám đốc công ty Online đã từng làm việc tại Phòng thu BHXH Cần Thơ, sau đó anh này xin nghỉ để mở công ty. Do nắm khá rõ một số kẻ hở khi còn làm việc nên Đoàn Văn Cuống đã

quay sang trục lợi chính sách BHXH. Đây là trường hợp chiếm dụng quỹ BHXH điển hình và đáng lên án, hậu quả mà công ty gây ra là không nhỏ, cần có biện pháp xử lý thích đáng với các hành vi gian lận này.

Những hành vi VPPL trên sẽ dẫn đến việc thất thoát quỹ bảo hiểm xã hội. Đồng thời, làm tăng khối lượng công việc của đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH trong quá trình giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội do phải tập trung rà soát, kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ. Bên cạnh đó, sẽ gây ra bất công trong quyền lợi về hưởng BHXH. Ngoài ra, những hành vi vi phạm này cũng sẽ tác động không tốt đến vấn đề quản lý trật tự xã hội và tình hình ổn định, điều hành sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong việc bố trí, sử dụng lao động; ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, làm mất lòng tin của người lao động đối với việc quản lý quỹ BHXH dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương và cơ quan liên quan cùng BHXH đang tăng cường kiểm tra các cơ sở y tế, các thủ tục thanh toán BHXH để chấm dứt việc làm giả giấy tờ gây thất thoát quỹ BHXH.

Cấp giấy chứng nhận, giám định sai

Các hành vi VPPL về BHXH xảy ra ngày càng nhiều và là vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm, trong đó các hành vi về làm sai, làm giả giấy chứng nhận, giấy giám định để được hưởng các chế độ của BHXH cũng là vấn nạn cần được các cơ quan và toàn dân chấn chỉnh. Nhằm trả lại niềm tin cho nhân dân và bảo toàn quỹ BHXH, đáp ứng đủ chi tiêu cho các chế độ tới những người xứng đáng được hưởng.

Thời gian gần đây, cơ quan BHXH Hà Nội đã phát hiện hàng loạt giấy tờ chứng nhận nghỉ việc và nghỉ ốm hưởng BHXH giả đề nghị được thanh toán bảo hiểm. Giấy chứng nhận nghỉ ốm được hưởng BHXH (mẫu C65-HD) do cơ quan BHXH cấp cho các bệnh viện. Sau đó các y, bác sĩ của những cơ

sở này sẽ xác nhận bệnh và thời gian nghỉ cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế và họ sẽ được cơ quan BHXH thanh toán lại 75% mức lương cơ bản/ngày. Quy định là vậy, nhưng mẫu giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH lại được in đơn giản, không có hoa văn, màu sắc,… đặc trưng nên đã bị làm giả tràn lan và mua bán dễ dàng. Không phải tìm đâu xa, cũng không phải đến bệnh viện khám rồi "xin" bác sĩ, chỉ cần vào trang tìm kiếm Google gõ "mua giấy chứng nhận nghỉ ốm", sẽ thấy hàng loạt thông tin chào mời cung cấp tận nhà loại giấy này của những "người nhà bác sĩ", kèm theo số điện thoại liên hệ, giá cả cụ thể (từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng/giấy chứng nhận, nếu làm nhiều giảm còn 40.000 đồng đến 60.000 đồng/giấy chứng nhận), và hướng dẫn chi tiết thông tin cần điền vào giấy chứng nhận. Một vài vụ việc điển hình có thể kể đến trong việc làm giả giấy chứng nhận nghỉ ốm để hưởng chế độ ốm đau của BHXH như sau đây.

Cơ quan BHXH Hà Nội đã phát hiện bất thường khi công ty TNHH Nissei Electric Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long), chỉ trong 1 tuần đã đề nghị BHXH Hà Nội thanh toán chế độ cho gần 20 trường hợp nghỉ ốm, và những giấy chứng nhận nghỉ ốm này đều do một bác sĩ có tên Nguyễn Thị Cường ở Bệnh viện Bạch Mai cấp. Khi liên hệ với Bệnh viện Bạch Mai, cơ quan BHXH được biết các chữ ký và chữ viết trên giấy chứng nhận này không phải của bác sĩ Cường, mà là giả mạo. Những trường hợp này sẽ bị BHXH từ chối thanh toán do không hợp lệ…

Thực tế, mỗi khi phát hiện tình trạng giấy tờ giả mạo để thanh toán bảo hiểm nhiều, BHXH Hà Nội lại đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc, nhưng chỉ được một thời gian lắng xuống rồi lại tái diễn. Trường hợp người tham gia bảo hiểm sử dụng giấy nghỉ ốm giả chữ ký, giả dấu của bệnh viện, BHXH còn có thể phát hiện, nhưng ở một số nơi, nhất là ở các trạm y tế có hiện tượng "bán" giấy nghỉ ốm thật, chữ ký thật, con dấu thật, chỉ bệnh nhân là "giả" thì

cơ quan BHXH cũng đành chịu, dẫn đến không ít trường hợp đã được quỹ BHXH chi trả không đúng đối tượng được hưởng (người lao động nghỉ việc do đau ốm và có giấy chứng nhận do Sở Y tế cấp theo đúng quy định vừa được nghỉ "hợp pháp", vừa được thanh toán 75% tiền lương ngày công nghỉ việc). Vì vậy, để tránh việc quỹ BHXH bị chi trả không đúng đối tượng, BHXH Việt Nam cần thống nhất về việc in hoa văn, chất liệu giấy, seri trên giấy chứng nhận này, hoặc in mẫu chuẩn, rồi thống nhất với các địa phương trong cả nước để dễ dàng phát hiện.

Việc làm giả giấy tờ hưởng chế độ BHXH diễn ra ở hầu hết tỉnh, thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai… BHXH đã phát hiện hàng loạt bệnh viện, phòng khám vi phạm.

Theo BHXH Tp. HCM, từ đơn tố cáo nặc danh về việc một số bệnh viện ở thành phố bán giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (giấy C65- HD) cho công nhân, BHXH thành phố đã lập đoàn kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động có số chi lớn về ốm đau, thai sản. Qua đó, phát hiện hai công ty có số chi về ốm đau, thai sản lớn nhất là công ty TNHH Dae Yun Vina và công ty TNHH Freetrend Industrial. Qua kiểm tra, phát hiện các giấy C65-HD đều là giả mạo, nhưng chủ yếu xuất xứ từ các bệnh viện ở huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương) - vùng giáp ranh với quận Thủ Đức của Tp. HCM. Tại Khu chế xuất Linh Trung (quận Thủ Đức), BHXH Tp. HCM tiếp nhận thông tin về việc mua bán giấy C65-HD tại một số cơ sở khám chữa bệnh (KCB). Sau khi kiểm tra, phát hiện các giấy C65-HD giả có nguồn gốc từ nhiều cơ sở y tế như Bệnh viện Hoàn Hảo, Phòng khám An Dân, Phòng khám Bình An, Cty TNHH Bình Đáng (thuộc địa bàn BHXH tỉnh Bình Dương)… Trước tình trạng này, BHXH Tp. HCM đề nghị BHXH Bình Dương hỗ trợ, xác minh, kiểm tra tình hình cấp phát, mua bán giấy C65-HD đối với các bệnh viện, phòng khám trên. Sau khi kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại công ty TNHH Sung Shin

Việt Nam (Khu chế xuất Linh Trung) phát hiện 350 giấy giả mạo đều xuất phát từ Bệnh viện Hoàn Hảo, An Dân 9 (thuộc tỉnh Bình Dương), với số tiền đã chi BHXH hơn 48,3 triệu đồng. Tiếp xúc với 11 công nhân có tên trên giấy C65-HD giả mạo, các công nhân thừa nhận đã mua từ các tiệm thuốc tây ở tỉnh Bình Dương với giá 50.000-70.000 đồng (tuỳ theo số ngày nghỉ trên giấy C65-HD). BHXH Tp. HCM đã thu hồi toàn bộ số tiền sai phạm kể trên. Theo BHXH Bình Dương, để chống làm giả giấy C65-HD, ngành BHXH đã phải đổi mẫu giấy C65-HD có hoa văn màu hồng hoặc màu xanh, số sê-ri lõm xuống, giấy có màu đỏ vào đầu năm 2011.

Phối hợp với BHXH Tp. HCM làm việc trực tiếp với Cty TNHH Tân Tây Lan và gặp người lao động để xác minh việc mua, bán giấy C65-HD tại phòng khám An Dân, Hoàn Hảo, Bình An, Bình Đáng, phát hiện 334 giấy C65-HD giả mạo. Cụ thể, giấy C65-HD bị phát hiện là loại giấy phô- tô màu, không đúng mẫu cơ quan BHXH tỉnh cung cấp (về kích thước, khổ giấy, hoa văn màu phô-tô hoặc scan màu, số sê ri không lõm xuống) và mẫu chữ ký cũng không trùng khớp với mẫu chữ ký bác sỹ đã đăng ký với cơ quan BHXH Bình Dương.

Cơ quan BHXH tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, ngành BHXH đã phát hiện nhiều trường hợp giấy C65-HD đóng dấu của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh không rõ ràng, chữ ký các y, bác sỹ không giống nhau và có dấu hiệu làm giả.

BHXH Đồng Nai đã kiểm tra, xác minh, đối chiếu với hồ sơ bệnh án tại các cơ sở y tế cấp giấy C65-HD, phát hiện nhiều chứng từ được làm giả để hưởng các chế độ BHXH.

Năm 2010, qua công tác thẩm định hồ sơ và quyết toán các chế độ ốm đau, thai sản, BHXH Đồng Nai phát hiện và xuất toán 304 chứng từ của 29

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)