6. Bố cục của luận văn
1.3.2. Về nguyên tắc xử lý
Mọi hành vi VPPL đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật và VPPL về đóng, hưởng BHXH cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên,
việc xử lý VPPL đó không bao giờ là tùy tiện mà cần phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của pháp luật, đó chính là các nguyên tắc khi xử lý vi phạm. VPPL trong lĩnh vực đóng, hưởng BHXH cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, mọi hành vi VPPL về đóng, hưởng BHXH phải được phát
hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do VPPL gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Có thể minh chứng như: hành vi không đóng, chậm đóng, đóng không đúng mức quy định,... của người sử dụng lao động cần phải được phát hiện sớm và có biện pháp xử lý thích đáng, nếu không sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của người lao động.
Thứ hai, cá nhân, tổ chức chỉ bị xử lý về đóng, hưởng BHXH khi có vi
phạm do pháp luật quy định trong lĩnh vực đóng, hưởng BHXH. Không có lí do gì để bao biện rằng một người hoặc một tổ chức ngang nhiên bị bắt và bị xử lý một khi họ không làm bất cứ điều gì vi phạm trật tự xã hội mà pháp luật quy định. Pháp luật đã có sự quy định rất rõ ràng rằng trong trường hợp, hoàn cảnh nhất định con người, tổ chức được làm và không được làm gì, chủ thể ấy chỉ có thể bị xử lý khi họ làm trái với những gì mà pháp luật đã nêu. Khi đó việc bị xử lý là hoàn toàn xác đáng nhằm mục đích trừng trị, răn đe, phòng ngừa vi phạm.
Thứ ba, việc xử lý VPPL về đóng, hưởng BHXH phải do người có
thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần tiếp theo của luận văn.
Thứ tư, một hành vi VPPL đóng, hưởng BHXH chỉ bị xử lý một lần
cho một hành vi với một hình thức xử lý; một người thực hiện nhiều hành vi VPPL đóng, hưởng BHXH thì bị xử lý về từng hành vi vi phạm; nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử lý. Ví
dụ như tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi không cấp sổ BHXH hoặc không chốt sổ BHXH đúng hạn; hành vi không giải quyết đúng chế độ BHXH; hành vi chi trả không đúng mức hoặc không đúng thời hạn chế độ BHXH thì tổ chức BHXH đó sẽ bị xử lý một lần đối với từng hành vi với từng hình thức xử lý, mỗi người trong tổ chức BHXH có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý.
Thứ năm, việc xử lý VPPL về đóng, hưởng BHXH phải căn cứ vào tính
chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. Mục đích của việc xem xét này là nhằm đảm bảo việc xử lý người thực hiện hành vi phạm tội một cách công bằng, khách quan, đúng người đúng tội và thể hiện quan điểm nhân văn trong xử lý và ngăn ngừa người VPPL trong đóng, hưởng BHXH. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp luật: khoản 1 điều 8, điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; điều 6 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP; điều 46, điều 48 BLHS ban hành năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009;...