6. Bố cục của luận văn
2.1.1. Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng Bảo hiểm xã hội ở
Hành vi không đóng BHXH
BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (khoản 2 điều 3 Luật BHXH). Theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH thì việc tham gia loại hình BHXH bắt buộc không phụ thuộc vào số lượng người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động mà căn cứ vào loại hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người lao động. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động (khoản 2, điều 2 Luật BHXH). Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn (khoản 1 điều 141 Bộ luật Lao động năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2007). Ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHXH theo quy định tại điều 149 của Bộ luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp BHXH ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất. Như vậy, việc bắt buộc tham gia BHXH áp dụng với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động thông qua việc ký kết hợp đồng lao động có thời gian từ đủ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tuy đã có quy định của pháp luật, nhưng trên thực tế thì có không ít doanh nghiệp đã không tham gia BHXH cho người lao động và người lao động cũng có hành vi trốn tránh không đóng BHXH. Đặc biệt hành vi không đóng, trốn đóng, chậm đóng, nợ BHXH cho người lao động thuộc diện tham gia BHXH của người sử dụng lao động ở Việt Nam là hành vi rất phổ biến trong xã hội hiện nay, tiêu biểu là ở khối doanh nghiệp và tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn như: Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hà Nội, Nghệ An, Quảng Trị, Hải Dương,...
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, hàng năm số nợ BHXH đều tồn tại nhưng có chiều hướng giảm dần: Năm 1997, nợ BHXH là: 307 tỷ đồng, tương ứng với 01 tháng phải thu BHXH và bằng 8% tổng số phải thu; năm 2007, nợ BHXH là: 1.733,9 tỷ đồng tương ứng với 0,79 tháng phải thu BHXH, bằng 6,6% tổng số phải thu trong năm. Số nợ đóng, chậm đóng BHXH năm 2009 giảm 1,7% so với năm 2008; về số giảm 192,5 tỷ đồng so với năm 2008. [30]
Tuy nhiên đến năm 2010, số chậm đóng, nợ đóng BHXH bắt buộc, tăng 1,52% so với năm 2009, về số tuyệt đối tăng 1.106,3 tỷ đồng.
Tình hình nợ đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc giai đoạn 2007-2010 [20]
STT Năm Số nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng nợ so với tổng số phải thu (%) 1 2007 1.733,9 6,6 2 2008 2.286,2 6,9 3 2009 2.093,7 4,8 4 2010 3.200 6,4
Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 05/2012, số người tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc trong cả nước là trên 10 triệu người, tình trạng nợ BHXH, BHYT ngày càng gia tăng với số nợ lên đến 8.573,3 tỷ
đồng (tăng 3.424,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011). Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) là một trong những địa phương có nợ BHXH lớn nhất với số tiền hơn 1.700 tỷ đồng.
Theo BHXH Tp. HCM, nợ BHXH bắt đầu gia tăng mạnh từ đầu năm 2012 đến nay, nợ phát sinh trong vòng sáu tháng trở lại đây chiếm đến gần 80% tổng số nợ. Nhóm doanh nghiệp xây dựng, bất động sản nợ BHXH nhiều nhất. Việc thu hồi nợ ngày càng gian nan do nhiều đơn vị gặp khó khăn về kinh tế, nợ nần chồng chất. Một trong những doanh nghiệp điển hình nợ BHXH tại Tp. HCM là Trung tâm Điện thoại di động C.D.M.A thuộc Công ty CP Dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT). BHXH thành phố đã khởi kiện C.D.M.A ra TAND quận 1 do nợ BHXH 3,7 tỷ đồng. Đến nay vụ việc vẫn chưa được xét xử do bị đơn thay đổi lời khai. Hàng loạt nhân viên công ty này khiếu nại khắp nơi do họ đã nghỉ việc nhưng không được chốt sổ BHXH, không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Một số doanh nghiệp nợ BHXH và chuyển đổi địa bàn, tìm cách né tránh nợ khiến người lao động bị thiệt thòi. Công ty cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Thắng Lợi (đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP. HCM) là một minh chứng. Trước đây, công ty có trụ sở ở quận Phú Nhuận và đóng BHXH ở đây, nhưng hơn một năm nay không hề liên lạc với BHXH Phú Nhuận trong khi còn nợ BHXH ước trên 700 triệu đồng. Sau đó, công ty âm thầm chuyển trụ sở về quận Bình Thạnh và không hề tham gia BHXH cho người lao động. Cả chục nhân viên đã nghỉ việc của công ty không được chốt sổ BHXH, không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nên đã khiếu nại đến các cơ quan chức năng. Trước tình hình nợ BHXH gia tăng, BHXH thành phố đã tăng cường kiểm tra, khởi kiện. Ông Nguyễn Trọng Nam- Trưởng phòng Kiểm tra BHXH Thành phố cho biết: “Năm tháng đầu năm 2012, ngành BHXH Thành phố đã khởi kiện 97 doanh nghiệp nợ BHXH 40 tỷ đồng, thu hồi được 11 tỷ đồng. Tổng cộng, từ năm 2009 đến nay đã khởi
kiện 517 doanh nghiệp nợ 227 tỷ đồng, thu hồi được 111 tỷ đồng. Bên cạnh việc khởi kiện, cơ quan BHXH đã phối hợp với thanh tra Sở Lao động- Thương binh- Xã hội Thành phố thanh tra 378 đơn vị, phát hiện số nợ BHXH 17,6 tỷ đồng”. [12]
Ngày 29/05/2012, tại Thành ủy Hà Nội đã diễn ra buổi giao ban báo chí giữa Thành ủy Hà Nội và BHXH Tp. Hà Nội. Tại buổi giao ban, đại diện cơ quan BHXH Tp. Hà Nội đã đưa ra nhiều con số thống kê gây chú ý, trong đó có con số thống kê về tình hình nợ đọng BHXH trên địa bàn thành phố. Theo đó, chỉ tính riêng số nợ đọng BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp từ 24 tháng trở lên của 89 doanh nghiệp các loại, đã hơn 190 tỉ đồng, phần lớn thuộc các doanh nghiệp trong ngành xây dựng và giao thông. Nhiều doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm trên ba năm với số tiền hàng tỉ đồng như Công ty CP Xây dựng công trình Giao thông 246 đang nợ 2,1 tỉ đồng bảo hiểm của 50 tháng; Công ty CP Cơ khí Xây dựng 121 - CIENCO 1, đang nợ đọng số tiền lên đến 5,2 tỷ đồng trong 50 tháng; Công ty CP cầu 5 Thăng Long, số tiền nợ đọng trên 6,3 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng Công trình I nợ 3,6 tỷ đồng; Công ty Licogi số I nợ trên 2,4 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng Năng Lượng nợ 3,5 tỷ đồng…Đơn vị nợ đọng tiền bảo hiểm nhiều nhất lại thuộc về một doanh nghiệp dệt may, đó là Công ty TNHH May mặc xuất khẩu VIT Garment, khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) với số tiền nợ đọng trên 8,6 tỷ đồng, đơn vị này có đến 655 lao động và thời gian nợ là 43 tháng. [12]
Báo cáo của BHXH tỉnh Nghệ An trong 2 tháng đầu năm 2012 cho thấy, số nợ BHXH tăng hơn so với cùng kỳ. Tính hết tháng 2, toàn tỉnh nợ hơn 90 tỷ đồng, trong đó cũng tập trung nhiều ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông như: Công ty Công trình Giao thông miền Trung nợ hơn 2,2 tỷ đồng; Cty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 24 nợ 2,8 tỷ đồng. Đặc biệt, đứng đầu danh sách nợ đọng khó đòi là Công ty Nạo vét đường biển 2, đây là công ty một thời vang bóng của Nghệ An nhưng hiện
đang nợ tới hơn 3,7 tỷ đồng.
Cũng như các địa phương khác, theo thống kê của BHXH Quảng Trị thì có 60% doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông gần như đóng cửa hoạt động, nợ BHXH, tạm dừng tham gia BHXH. Các doanh nghiệp lớn như Công ty CP Đông Trường Sơn sử dụng trên 1.000 người nay đã giảm hơn 200 lao động. Nhiều nhà máy hoạt động trong lĩnh vực thuỷ điện chuyển địa bàn hoạt động. Doanh nghiệp mới thành lập không nhiều, thậm chí mới đi vào hoạt động vài tháng đã tự giải thể do làm ăn không hiệu quả, do vậy số lao động tăng mới ở Quảng Trị đạt rất thấp mà số nợ BHXH ngày càng tăng.
Ngoài ra, một số tỉnh thành phố khác cũng có hiện tượng nợ đọng BHXH rất phổ biến như: tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 5.000 DN đăng ký sản xuất, kinh doanh, nhưng mới có 1.511 DN đăng ký đóng BHXH; tỉnh Đồng Nai, nơi có những khu công nghiệp tập trung, tính đến cuối năm 2009, vẫn còn 84 doanh nghiệp nợ đọng BHXH, trong đó nhiều đơn vị nợ đọng hàng chục tỷ đồng, Bình Dương có 58 đơn vị nợ trên 35,4 tỷ đồng; Hà Tĩnh các đơn vị nợ trên 80 tỷ đồng,...
Không chỉ có các doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH về không đóng BHXH mà cả những cơ quan Nhà nước cũng xảy ra vi phạm này, đặc biệt là với đối tượng lao động hợp đồng trong các cơ quan nói trên. Một số cơ quan không ký hợp đồng dài hạn mà chỉ ký hợp đồng 3 tháng một lần với người lao động để trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH. Có cơ quan ký hợp đồng có thời hạn 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng,...nhưng trong quá trình làm việc người lao động không được cơ quan tiến hành các thủ tục tham gia và đóng BHXH, thậm chí người lao động phải tự đóng toàn bộ số tiền BHXH. Điều đáng nói là tình trạng này xảy ra khá phổ biến và gây nên những bức xúc cho những người lao động bị rơi vào hoàn cảnh trên. Là những cơ quan thuộc
bộ máy nhà nước, đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định được giao phó để quản lý xã hội mà một số cơ quan này lại thực hiện không đúng những điều pháp luật đã quy định, đây là một thực tế đáng lên án và cần phải có biện pháp thích đáng để trừng trị những sai phạm. Nhằm trả lại sự trong sạch và đảm bảo tính nghiêm minh cho hệ thống quản lý nhà nước.
Khi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không nộp BHXH cho người lao động thì mọi quyền lợi được thụ hưởng của họ đều bị tước đoạt. Đi đôi với số lượng doanh nghiệp nợ BHXH là số lượng lớn lao động không được đóng BHXH. Điều này đồng nghĩa với việc lợi ích của hàng nghìn người lao động đang bị xâm phạm. Mọi chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, rủi ro, hưu trí của người lao động đều không thể giải quyết dù trên thực tế, hằng tháng họ vẫn bị chủ doanh nghiệp trích lương để nộp BHXH.
Một bộ phận người lao động đã nhìn ra vấn đề quyền lợi của mình bị xâm phạm nên lên tiếng đòi lợi ích. Từ năm 2006, người lao động làm việc tại Công ty Thủy sản Wanasin (Núi Thành, Quảng Nam) đã phản ứng bằng cách ngừng việc tập thể, đình công đòi thực hiện các chế độ chính sách. Công nhân đình công vì công ty này trả lương quá thấp, nợ lương và không thực hiện các chế độ chính sách khác cho họ. Trên thực tế, Công ty Wanasin hiện chỉ hoạt động cầm chừng, nhận hàng thủy sản về gia công thuê chứ không có đủ vốn để mua nguyên liệu về chế biến. Đến cả tiền điện công ty cũng không thể trả nổi cho Điện lực Núi Thành, nợ đến vài trăm triệu đồng thì nói gì đến trả lương cho công nhân. Vì vậy, quá trình đi đòi quyền lợi của những công nhân đối với Công ty Thủy sản Wanasin xem ra vẫn là một hành trình đầy gian nan, khó có được kết quả như mong muốn. Công nhân công ty này đã có 9 đơn gửi đến Liên đoàn Lao động tỉnh khiếu nại về việc không được cấp sổ BHXH và không được giải quyết chế độ trong khi công ty vẫn thu tiền nhưng không đóng cho cơ quan BHXH. Chị Nguyễn Thị Mỹ Duyên, một công nhân của
công ty nói “Chúng tôi làm việc tại công ty bị trả lương thấp, lại còn bị trừ vào việc đóng BHXH, nhưng đến khi nghỉ ốm đau đến hỏi BHXH để giải quyết chế độ thì mới được biết là không có sổ. Lúc đó tôi mới biết mình không được công ty đóng BHXH nhưng tiền vẫn bị trừ hằng tháng”. Chị Nguyễn Thị Hiếu, một công nhân khác của công ty, cũng có đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng. Theo lời chị Hiếu thì các chị làm công nhân lương ba cọc ba đồng, nghe nói đóng BHXH sau này lỡ có ốm đau, sinh đẻ không được công ty trả lương nhưng được BHXH cho nhận tiền theo chế độ nên cũng mừng, vậy mà chủ công ty cũng lấy đi mất số tiền ít ỏi đó của các chị.
Những vi phạm trên đây của nhiều chủ sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH, thực chất người sử dụng lao động đang chiếm đoạt số tiền đáng lẽ ra người lao động được hưởng khi tham gia BHXH. Đây là thực trạng xảy ra rất phổ biến và là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội cần được các cơ quan chức năng xem xét và có biện pháp xử lý thích đáng.
Tuy nhiên, hành vi không đóng BHXH không chỉ xảy ra với người sử dụng lao động mà người lao động cũng có hành vi này khi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH. Do đồng lương thực tế quá thấp nên còn có trường hợp, một số doanh nghiệp, công nhân và chủ lao
động ngầm thỏa thuận với nhau không đóng BHXH mà lấy số tiền trích nộp
đó bù vào lương. Phương thức này giúp cả hai bên cùng có lợi, người lao động được hưởng thêm tiền hàng tháng, còn doanh nghiệp thì không phải trả thêm tiền. Mặt khác, ngay trong chính bản thân người lao động cũng chịu sức ép về thu nhập, thậm chí là sợ mất việc làm và không hiểu rõ về chính sách BHXH nên nhiều công nhân chưa mặn mà với việc tham gia BHXH. Đôi khi, họ còn phản đối, lên tiếng khi thấy tiền lương của mình bị lấy đi mất 6% để đóng BHXH. Vô tình, họ đã “tiếp tay” cho chủ doanh nghiệp không nộp
BHXH. Tổ chức Công đoàn gần gũi với người lao động nhất, có thể giải thích và lên tiếng bảo vệ quyền lợi của họ; khi tổ chức này không làm được, thì chỉ có sự can thiệp của pháp luật mới hy vọng lấy lại quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Thực trạng này về lâu dài sẽ gây hậu quả nặng nề vì nhà nước thất thu BHXH, trong khi người lao động chịu thiệt thòi nếu rủi ro xảy ra trong thời gian làm việc và nhất là không có chế độ sau này.
Những hành vi nói trên thực chất là chiếm dụng tiền của người lao động và nghiêm trọng hơn là chiếm dụng tiền ngân sách. Nếu nhìn nhận việc không đóng, đóng chậm hay đóng thiếu BHXH như là một hình thức chiếm dụng vốn
thì rõ ràng ở đây chỉ có trốn hoặc chiếm đoạt chứ không có nợ BHXH và cũng
không thể xem là quan hệ kinh tế hay dân sự thuần túy. Vì quan hệ vay - nợ là quan hệ có thỏa thuận, có người cho vay thì mới có người nợ. Còn đối với BHXH, pháp luật đã quy định người sử dụng lao động chủ động trích 6% tiền lương hàng tháng của người lao động để đóng bảo hiểm, song người sử dụng lao
động cố tình bỏ túi thì không có nghĩa là được người lao động cho vay. Về phía
cơ quan BHXH, nếu không thu được tiền BHXH thì cũng không thể thực hiện chính sách cho người lao động, BHXH cũng không có quyền cho doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động nợ BHXH. Chính vì vậy, cần có quan niệm khác