Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 77)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động

quan hệ lao động, họ là những người trực tiếp thuê mướn, sử dụng lao động, từ đó phát sinh các quan hệ lao động liên quan. Tuy nhiên, phía người sử dụng lao động thực tế đang có rất nhiều hành vi VPPL về đóng, hưởng BHXH gây nên những hệ quả không tốt cho phía người lao động được họ sử dụng, cho mục đích an sinh của toàn xã hội. Những vi phạm ấy xuất phát từ một số các nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, nguyên nhân cơ bản và trực tiếp nhất đó là vì lợi nhuận, chủ

sử dụng lao động bất chấp các quy định của pháp luật, trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động. Lợi nhuận là yếu tố hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp nào và là yếu tố quan trọng của các cơ quan, đoàn thể Nhà nước. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào đều xoay quanh nó, và người sử dụng lao động tìm mọi cách để tối giản hóa chi phí bỏ ra và tối đa hóa lợi nhuận thu được. Từ đó, người sử dụng lao động tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động.

Thứ hai, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của một số

chủ sử dụng lao động chưa nghiêm, chưa chú ý chăm lo đời sống và đảm bảo quyền lợi đối với người lao động. Không ít doanh nghiệp sử dụng mánh khóe để khất lần các khoản nợ, gây khó khăn cho việc khởi kiện, khiến không đủ điều kiện thi hành án. Hình thức phổ biến nhất mà các đơn vị sử dụng lao động thường dùng để đối phó với cơ quan bảo hiểm là nộp một phần số tiền nợ bảo hiểm để kéo thời gian nợ xuống dưới 12 tháng (không đủ điều kiện khởi kiện). Bên cạnh đó, do nhiều doanh nghiệp tuy đã hết niên độ quyết toán nhưng chưa dồn tiền trả nợ BHXH và đóng khoản BHXH phát sinh. Hơn nữa, doanh nghiệp thường phải vay ngân hàng với lãi suất cao trong khi nợ BHXH chỉ bị lãi chưa đóng, chậm đóng khoảng 10 %/năm nên việc các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở này để cố tình nợ tiền BHXH của người lao động.

Thêm nữa, có rất nhiều doanh nghiệp cố tình trây ỳ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bằng nhiều hình thức. Các doanh nghiệp đã tìm cách khai man số lao động, kê khai số lượng lao động cũng như mức lương chi trả thấp hơn thực tế nhằm đóng một số tiền BHXH thấp hơn mức phải đóng. Nhiều doanh nghiệp chỉ là doanh nghiệp “ma”, có đăng ký nhưng không hoạt động. Cũng có doanh nghiệp sau khi nợ lương và nợ chế độ của người lao động thì chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tình trạng này thường xảy ra với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi kinh tế khó khăn, nhiều chủ doanh nghiệp còn nghĩ ra chiêu không ký hợp đồng với người lao động để trốn tất cả các nghĩa vụ đóng góp theo luật cũng như không phải chi các khoản phúc lợi xã hội cho người lao động.

Thứ ba, nguyên nhân khách quan là do suy thoái kinh tế toàn cầu trong

những năm gần đây và tình hình lạm phát cao của 7 tháng đầu năm 2011. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã không tiếp cận được nguồn vốn vay của các nhà đầu tư, các ngân hàng cho vay với lãi suất quá cao nên doanh nghiệp không vay được tiền vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc nếu có vay được vốn ngân hàng với lãi suất cao thì kinh doanh vẫn bị lỗ. Hơn nữa, tác động của cơ chế cạnh tranh thị trường dẫn đến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản; những đơn vị thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình do thiếu vốn hoặc chủ đầu tư chưa thanh toán kịp thời kinh phí xây dựng; đối phó với các ngành chức năng, một số đơn vị ngoài quốc doanh đăng ký nộp BHXH những tháng đầu, sau đó nợ kéo dài. Một khó khăn khác là các doanh nghiệp sản xuất hàng ra nhưng chưa tiêu thụ được sản phẩm, nhất là ngành đóng tàu, do các hợp đồng đóng tàu đang bị tranh chấp với chủ tàu về giá thành, ép giảm giá, nhiều chủ tàu hủy hợp đồng đóng tàu, hoặc không thực hiện hợp đồng đã ký,...

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 77)