Biện pháp khắc phục hậu quả

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 68)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.Biện pháp khắc phục hậu quả

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức VPPL về đóng, hưởng BHXH sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không đóng BHXH cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN (khoản 2, điều 7, Nghị định 86/2010/NĐ-CP): Buộc truy nộp số tiền BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt; Buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động

đầu tư từ quỹ BHXH trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN (khoản 2, điều 8, Nghị định 86/2010/NĐ-CP): Buộc truy nộp số tiền BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt; Buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN (khoản 2, điều 9, Nghị định 86/2010/NĐ-CP): Buộc truy nộp số tiền BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt; Buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi đóng BHXH bắt buộc, BHTN không đúng mức quy định (khoản 2, điều 10, Nghị định 86/2010/NĐ- CP): Buộc truy nộp số tiền BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt; Buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng (khoản 2, điều 13, Nghị định 86/2010/NĐ-CP): Buộc lập, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN (khoản 3, điều 23, Nghị định 86/2010/NĐ-CP): Buộc truy

nộp số tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt; Buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN (khoản 3, điều 24, Nghị định 86/2010/NĐ-CP): Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy tờ kê khai không đúng sự thật; Buộc hoàn trả số tiền BHXH đã nhận do hành vi vi phạm, kể cả tiền lãi của khoản tiền đã hưởng trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Hành vi làm giả hồ sơ để hưởng chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 3, điều 25, Nghị định 86/2010/NĐ-CP): Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy tờ kê khai không đúng sự thật trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt; Buộc hoàn trả số tiền BHXH đã nhận do hành vi vi phạm, kể cả tiền lãi của khoản tiền đã hưởng trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Hành vi không cấp hoặc cấp giấy chứng nhận sai của các cơ sở y tế, không cấp hoặc cấp biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động sai của Hội đồng Giám định y khoa để người lao động được hưởng chế độ BHXH (khoản 3, điều 33, Nghị định 86/2010/NĐ-CP):Buộc cung cấp hoặc cung cấp đúng sự thật thông tin, số liệu trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Qua các quy định trên có thể thấy biện pháp khắc phục hậu quả các hành vi vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH có chỗ hợp lý và có chỗ bất

hợp lý, chưa phù hợp. Điểm hợp lý nằm ở các biện pháp khắc phục tình trạng sai sót, vi phạm của chủ thể vi phạm. Khi các chủ thể này làm trái các điều luật định, ví dụ như làm giả, kê khai không đúng sự thật, sửa chữa, tẩy xóa thông tin, không đóng, đóng không đúng mức, đóng không đúng thời gian, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH,...thì buộc các chủ thể này phải làm cho đúng các quy định của pháp luật. Nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi và việc làm sai trái cần phải được sửa chữa, khắc phục lại tình trạng đúng đắn của các hành vi đúng đắn trong việc thực hiện luật pháp.

Tuy nhiên, quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả như trên còn có điểm chưa thực sự hợp lý và có ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi vi phạm về đóng, hưởng BHXH của chủ thể vi phạm. Đó là quy định lãi suất phạt vi phạm còn quá thấp, mức lãi suất đối với các doanh nghiệp nợ hoặc chậm đóng BHXH được quy định bằng mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội. Mà mức lãi suất này được Chính Phủ quy định tính bằng mức cho vay của BHXH đối với Ngân sách Nhà nước, Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách Xã hội, với lãi suất thấp (khoảng 10%/năm), trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại rất cao (khoảng 20%/năm). Mức lãi suất thấp như vậy khiến các chủ sử dụng lao động thờ ơ với các quy định pháp luật về BHXH và là động lực thôi thúc các doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH làm vốn. Do đó, việc xem xét thay đổi lại tỷ lệ nộp phạt đối với doanh nghiệp nợ đọng BHXH là một việc làm cần phải lưu tâm và đưa ra hướng giải quyết mang tính tích cực và hiệu quả cao hơn.

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ

VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÓNG, HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 68)