Hiện nay những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới luôn ưu tiên quan
tâm cho giáo dục mầm non, giáo dục mầm non ở những nước đó được coi là mối
quan tâm số một của toàn xã hội.
Ở Phần Lan chính phủ nước này đã dùng 1/3 tổng ngân sách chi cho giáo dục để đầu tư cho giáo dục mầm non. Các loại hình giáo dục mầm non ở nước này phát
triển đa dạng.Ở đó khi một trường mầm non được mở ra phải có sự kiểm định chặt
chẽ của nhà nước về cơ sở vật chất ,chất lượng giáo viên…
Ở Pháp công tác xã hội hóa giáo dục mầm non được đẩy mạnh,người ta coi
việc đưa trẻ đến trường mầm non là việc bắt buộc đối với bậc phụ huynh. Chính vì vậy mà trẻ em trong độ tuổi mầm non ở Pháp bắt buộc phải đăng kí để được chăm
sóc ở 1 cơ sở giáo dục mầm non nào đó. Hàng năm chính phủ Pháp đều xây dựng
một đề án nào đó cho phát triển giáo dục mầm non ở đất nước này.
Ở Singapore trẻ em đuợc ưu tiên trong mọi vấn đề. Họ quy định ngặt nghèo
đối với giáo viên mầm non ví dụ như phải đạt trình độ chuẩn mới được làm giáo
viên, độ tuổi của giáo viên cũng phải theo quy định hàng tháng bắt buộc phải có sự giao lưu giữa giáo viên và phụ huynh, ở các trường tư thục khi phụ huynh không đồng ý về 1 giáo viên nào đó có thể kiến nghị lên hiệu trưởng và giáo viên đó có
thể bị đuổi việc.
So với chương trình của Mỹ, chương trình học của Việt Nam đặt nặng việc tiếp
thụ thật nhiều kiến thức tổng quát, ít chú trọng đến nâng cao phong cách con người,
khả năng giao tiếp và sáng tạo, cũng như phát triển những khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, tìm tòi, khám phá, v.v
Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt nam cũng đã tham gia ký Công
ước bảo vệ quyền trẻ em. Trong rất nhiều quyền lợi của trẻ em được đề cập đến có 1 điều rất quan trọng là trẻ em có quyền có 1 môi trường lành mạnh để chơi và học để
có thể phát huy hết khả năng vốn có của trẻ. Môi trường được coi là lành mạnh nhất để trẻ có thể chơi mà học,học mà chơi không đâu khác đó chỉ có thể là trường mầm
non “Ngôi nhà tuổi thơ của các em”.
1.4.3 Bài học rút ra cho Việt Nam từ mô hình GGMN của các nước
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng GDMN và xem như là ưu
tiên số 1 trong hệ thống giáo dục. Việt Nam cũng cần đánh giá lại tầm quan trọng
của giáo dục mầm non, nên xem đây là bậc học cơ bản và quan trọng nhất trong hệ
Chương trình đào tạo nên chú trọng đến nâng cao nhân cách con người, biết yêu thường đồng loại, khả năng giao tiếp và sáng tạo, cũng như phát triển những
khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, tìm tòi, khám phá, v.v
Công tác xã hội hóa giáo dục mầm non cần được đẩy mạnh, coi việc đưa trẻ đến trường mầm non là việc bắt buộc đối với bậc phụ huynh. Hàng năm chính phủ
cần xây dựng một đề án nào cho phát triển giáo dục mầm non để có mức chi ngân
sách hợp lý cho việc này.
Đội ngũ giáo viên mầm non cần được đào tạo bài bản, chọn lọc kỹ có chuẩn
hóa. Cần có qui định riêng cho giáo viên mầm non để có chế độ chính sách phù hợp, đặc thù riêng giống như cách làm của Singapore và một số nước tiên tiến khác.