Một số nền giáo dục mầm non có chất lượng trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng các trường mầm non trên địa bàn quận 9, TPHCM (Trang 29)

- New Zealand:

Là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và thường

xuyên lọt vào top các nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Chương trình giảng

dạy của New Zealand được đánh giá là tài liệu giáo dục mầm non hàng đầu thế giới

Chương trình giáo dục mầm non của New Zealand được xây dựng trên nguyên tắc thúc đẩy học sinh học tập và phát triển toàn diện, giáo dục mầm non gắn

kết tích cực với việc tăng tính chuẩn bị cho việc học lớp 1, giảm tình trạng học lại

và giảm nguy cơ phải học lớp đặc biệt.

Mục tiêu lớn của giáo dục mầm non New Zealand là giúp trẻ tự tin vào bản

thân, khoẻ mạnh về thể chất và tâm hồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức.

Trẻ mầm non ở New Zealand có những kỹ năng học như được tự tìm điều mình quan tâm; biết chuyên tâm vào công việc của mình; biết đối mặt với khó khăn và tìm cách giải quyết ở mức độ nhất định; trẻ cần học cách thể hiện ý tưởng và chịu

trách nhiệm với ý tưởng của mình...

- Thụy Điển:

Là nước có nền giáo dục tiên tiến mà Mỹ muốn nghiên cứu và học tập. Mẫu

giáo và Tiểu học của Thụy Điển là tập trung vào rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội, tập cho học sinh biết cách sống hòa hợp với người khác, ý thức được trách

nhiệm của bản thân mình trong mọi sinh hoạt tập thể hơn là học kiến thức. Họ cho

rằng có ích gì khi chỉ dạy cho trẻ em biết đọc biết viết, biết nhiều thứ để rồi cuối

cùng chúng hành xử để bị vào tù. Tỉ lệ phạm tội và bị tống giam ở Thụy Điển thấp hơn ở Mỹ khá nhiều. Tuy ít chú trọng về dạy kiến thức ở mấy năm đầu cho học sinh, nhưng lên bậc Trung học phổ thông thì học sinh Thụy Điển đã chứng tỏ vượt

trội hơn về học lực so với học sinh ở nhiều nước công nghiệp hoá cao nhất trong đó có Mỹ.

- GDMN của hai nước Malaysia và Philippines:

Mục tiêu là đều hướng đến việc chuẩn bị nền tảng cho trẻ vào học lớp 1, xem đây là một giải pháp hữu hiệu để đạt tỷ lệ nhập học lớp 1 cao. Đây là 2 nước rất đáng để chúng ta quan tâm vì sự phát triển của họ có những nét tương đồng với

chung ta nên tác giả xem xét kỹ đến một số chỉ tiêu của họ để làm nền tản cho việc đưa ra các giải pháp cho chương III.

Về cơ cấu tổ chức quản lí GDMN, ở Philippines, GDMN do Bộ Giáo dục

có các Bộ, ngành khác. Ở các địa phương có các sở giáo dục, các phòng giáo dục và các bộ phận quản lí các cụm trường.

Về mạng lưới GDMN, cả hai nước đều có 2 loại hình trường: công lập và tư

thục, tỷ lệ trường công cao hơn trường tư. Malaysia có khoảng 21.300 cơ sở giáo

dục, chăm sóc trẻ từ 4- 6 tuổi (tư thục chiếm 26%).

Philippines có khoảng 64.264 trường công lập và 20.794 trung tâm mẫu giáo (tư thục chiếm 25%).

Hai nước không có trường mầm non độc lập mà chỉ có lớp mẫu giáo 5, 6 tuổi

gắn với trường tiểu học (công lập). Hệ tư thục có các trung tâm chăm sóc trẻ, trong đó có các lớp mẫu giáo 5, 6 tuổi.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ 5-6 tuổi đến lớp mẫu giáo của Philippines đạt 79%,

Malaysia là 67%.

Tỷ lệ trẻ/lớp là 25 trẻ/2 giáo viên (Malaysia) và 30 trẻ/lớp/2 giáo viên (Philippines). Lớp học chỉ tổ chức 1 buổi/ngày.

Cả hai nước đều có chính sách miễn học phí và hỗ trợ bữa ăn trưa tại trường đối với trẻ mẫu giáo học tại các trường công lập. Riêng Malaysia, trường công ưu tiên con em gia đình có thu nhập thấp.

Cả hai nước đang hướng tới phổ cập giáo dục trẻ 5- 6 tuổi. Malaysia phấn đấu đến năm 2012 sẽ thu hút 87% trẻ 6 tuổi đến lớp mẫu giáo. Philippines phấn đấu

2015 sẽ thu hút 100% trẻ 5 tuổi đến trường.

Malaysia đã đưa ra 7 giải pháp nhằm tăng cường số lượng trẻ đến trường và nâng cao chất lượng giáo dục: (1) Thành lập một Hội đồng quốc gia trong Bộ Giáo

dục để giám sát hoạt động của tất cả các trường; (2) Phổ biến chuẩn chương trình GDMN mới được xây dựng năm 2010; (3) Hỗ trợ công bằng đối với tất các các trẻ:

trẻ tại bán đảo được Chính phủ hỗ trợ 1,8 R/ngày; Trẻ ở vùng đảo: 2,05 R/ngày; (4)

Tăng cường số lượng và chất lượng đào tạo giáo viên; (5) Tăng cường số lượng lớp

mầm non cho trẻ 4 tuổi (10.000 lớp); (6) Tăng cường phối hợp giữa trường công và

trường tư để tăng số lượng trẻ đến trường: mỗi đơn vị mở trường được cấp 10.000

viên và cán bộ quản lí trường tư thục. (7) Phát triển hệ thống thông tin quốc gia: đưa

vào hệ thống quốc gia các thông tin như địa điểm trường, lớp, học sinh, nhân sự của trường…

Về các điều kiện đảm bảo chất lượng GDMN, đối với trường công lập, Nhà

nước đảm bảo đầu tư đầy đủ phòng học, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu.

Các lớp mẫu giáo công lập đều nằm trong trường phổ thông. Ngân sách chi cho giáo

dục của Malaysia đứng thứ 2, sau quốc phòng.

Chương trình giáo dục mẫu giáo do Bộ Giáo dục xây dựng và là chương

trình quốc gia. Chương trình quốc gia của Philippines là chương trình khung. Các sở có trách nhiệm tự xây dựng chương trình chi tiết và triển khai trên địa bàn mình quản lí. Môi trường giáo dục đầy đủ các phương tiện học tập, vui chơi và có phân

chia các góc hoạt động. Trẻ hoạt động và học tập tập trung vào phát triển các kĩ năng nhận biết chữ cái, đọc viết các chữ cái và các từ đơn giản quen thuộc, khả năng tính toán trong phạm vi 20 (Ở Việt Nam trẻ học tính toán đơn giản trong phạm

vi 10).

Yêu cầu về trình độ giáo viên trong các trường công lập là cử nhân. Sau đó,

họ học tiếp 1 năm để có chứng chỉ sư phạm về tâm lý giáo dục trẻ em để dạy mầm

non và tiểu học (Malaysia) hoặc học thêm 18 đơn vị học trình về chuyên ngành mầm non (Philippines) (ở Việt Nam trình độ chuẩn là trung cấp). Giáo viên được đào tạo và bồi dưỡng miễn phí và đảm bảo có việc làm trong các trường công lập. Nhà nước hỗ trợ các trường tư thục đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Mỗi lớp học mẫu giáo bố trí 2 giáo viên (1 giáo viên chính và 1 trợ giảng). Ở

Malaysia tuyển giáo viên trợ giảng có bằng tốt nghiệp phổ thông hoặc cao đẳng, sau đó được bồi dưỡng 4 kỳ (2 kỳ/năm, 2 tuần/kỳ). Giống như Việt Nam, giáo viên mẫu

giáo chủ yếu là nữ.

Lương giáo viên khởi điểm ở Malaysia là 2.500 R/tháng (khoảng hơn 800

USD); Mức lương trung bình là 5.000 R/tháng. Ở Philippines, lương của giáo viên là 3.000 P/tháng (khoảng hơn 75 USD). Chế độ làm việc của giáo viên từ 3,5-

Không có chế độ riêng cho giáo viên mầm non; Chưa có chuẩn riêng đánh

giá giáo viên mầm non. Việc đánh giá giáo viên thực hiện theo đánh giá công chức.

Hiện nay, Bộ Giáo dục Malaysia đang xây dựng quy trình đánh giá giáo viên chuẩn

của tất cả các cấp học.

Có thể thấy rằng, giáo dục mầm non Malaysia và PhiLippines đều tập trung ưu tiên miễn phí cho trẻ 5, 6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Vấn đề này được

nhiều bộ, ngành quan tâm. Tuy nhiên, cả hai nước đều chưa quan tâm việc giáo dục, chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi và việc mở trường ở những khu công nghiệp, chế xuất có

nhiều công nhân nữ. Giống như Việt Nam, cả 2 nước đều có 2 loại hình giáo dục

mầm non là công lập và tư thục. Tại Malaysia, trường công ưu tiên con em gia đình có thu nhập thấp. Đây là một vấn đề cần suy ngẫm. Chương trình học của trẻ mẫu

giáo là 1 buổi/ngày. (Chương trình GDMN của Việt Nam học hai buổi/ngày).

Chương trình GDMN của hai nước đều được thực hiện dựa trên việc tổ chức các

hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp chủ đề. Chương trình quan tâm tới việc làm quen với chữ, kĩ năng tiền đọc, viết và tính toán. Một đặc điểm của hai nước mà chúng tôi nhận thấy là nhà trường luôn coi trọng tiếng Anh. Ở Malaysia, tiếng Anh

là một môn học và một số môn học được dạy bằng Tiếng Anh.

Ở Philippines, tiếng Anh được xem là tiếng phổ thông trong trường học. Cả hai nước đều dạy tiếng Anh cho trẻ từ lứa tuổi mầm non. Trình độ đào tạo chuẩn

của giáo viên mầm non là cử nhân, được học qua chương trình sư phạm; Việc đào tạo giáo viên thực hiện miễn phí. Tại Philippines, các trường học cũng đang thực

hiện việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng các trường mầm non trên địa bàn quận 9, TPHCM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)