Giải quyết TCLĐ là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể NLĐ với NSDLĐ về việc thực hiện quyền nghĩa vụ
47
và lợi ích của hai bên trong QHLĐ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ, duy trì và củng cố QHLĐ, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất. Theo quy định của BLLĐ, tranh chấp lao động được chia làm hai loại: Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.
Sau đây là những quy định của pháp luật về chủ thể, về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải.
Theo các quy định của BLLĐ, BLTTDS, Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về giải quyết tranh chấp lao động. Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động gồm: Hòa giải viên lao động, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện), Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án nhân dân.
Hòa giải viên lao động
Những quy định của pháp luật về HGVLĐ được ghi nhận ở BLLĐ, Nghị định số 46/2013 ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về giải quyết tranh chấp lao động và Thông tư số 08/2013/TT- BLĐTBXHngày 10/6/2013 hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP.
Theo qui định tại Khoản 1 Điều 200; điểm a Khoản 1 và điểm a Khoản 2 Điều 203 BLLĐ, HGVLĐ là người có thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích. HGVLĐ “là người được
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm để hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật” [3]; “do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hòa giải tranh chấp lao động” [5, tr.128].
Điều 4 Nghị định 46/2013 qui định về tiêu chuẩn, điều kiện hòa giải viên: Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt; Không phải là người đang bị
48
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án; Am hiểu pháp luật lao động và pháp luật có liên quan và có 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động.
Quy trình bổ nhiệm HGVLĐ được qui định cụ thể tại Nghị định 46/2013 phải tuân thủ 2 bước: Bước 1: Tự đăng ký hoặc được giới thiệu; Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét và bổ nhiệm hòa giải viên lao động. Pháp luật cũng quy định rõ điều kiện bảo đảm hoạt động của HGVLĐ. Trong những ngày được cử để hòa giải TCLĐ, tranh chấp hợp đồng đào tạo nghề HGVLĐ được hưởng chế độ bồi dưỡng như đối với Hội thẩm theo quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết dân sự; được thanh toán công tác phí trong những ngày thực hiện công tác hòa giải theo chế độ công tác phí hiện hành và được bảo đảm các điều kiện cần thiết về phòng họp, tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ hòa giải TCLĐ. Kinh phí hoạt động của HGVLĐ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của HGVLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo qui định của BLLĐ được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều có qui địnhvề Hội đồng hòa giải lao động cơ sở với tư cách là là một tổ chức do người sử dụng lao động ra quyết định thành lập (bắt buộc) tại các doanh nghiệp có Công đoàn. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở có nhiệm vụ hoà giải các tranh chấp lao động xảy ra tại doanh nghiệp khi có đơn yêu cầu của các bên tranh chấp. BLLĐ có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/5/2013 không qui định về Hội đồng hòa giải lao động cơ sở nữa nên Luận văn không đề cập xem xét về tổ chức này.