Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng hoà giải trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

Căn cứ theo Điều 199 BLLĐ, HĐTTLĐ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở LĐTB&XH. Số lượng thành viên HĐTTLĐ luôn lẻ và không quá 7 người. HĐTTLĐ gồm Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động, Thư ký hội đồng và các thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện NSDLĐ.

Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch HĐTTLĐ có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động ở địa phương.

Thẩm quyền của HĐTTLĐ được qui định tại Khoản 2 Điều 199 BLLĐ: Giải quyết các vụ TCLĐ tập thể về lợi ích và các TCLĐ tập thể xảy ra tại các doanh nghiệp không được đình công (theo danh mục quy định tại Nghị định số 41/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/5/2013 quy định danh mục các doanh nghiệp không được đình công) khi các bên có đơn yêu cầu. Trước khi giải quyết thì HĐTTLĐ phải tiến hành hoà giải các TCLĐ tập thể trong phạm vi thẩm quyền nói trên.

2.3.2.Trình tự hòa giải tranh chấp lao động do Hội đồng trọng tài lao động tiến hành

Trình tự hòa giải tranh chấp lao động do Hội đồng trọng tài lao động tiến hành được quy định tại Điều 206 BLLĐ như sau:

52

Nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

Thư ký của HĐTTLĐ nhận được đơn yêu cầu giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích phải vào sổ, ghi rõ ngày tháng nhận đơn và nghiên cứu, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan.

Tổ chức quá trình hoà giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động

Tại phiên họp HĐTTLĐ, thư ký HĐTTLĐ kiểm tra sự có mặt của hai bên TCLĐ, đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp các bên TCLĐ không có mặt mà uỷ quyền cho người khác làm đại diện thì phải kiểm tra giấy uỷ quyền. Khi hai bên TCLĐ có mặt đầy đủ tại phiên họp thì HĐTTLĐ tiến hành theo trình tự sau:

+ Tuyên bố lý do của phiên họp;

+ Giới thiệu các thành phần tham gia phiên họp; + Bên có đơn yêu cầu giải quyết TCLĐ trình bày; + Bên được yêu cầu giải quyết TCLĐ trình bày;

Hội đồng trọng tài có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng. Trường hợp hai bên không thương lượng được thì HĐTTLĐ đưa ra phương án để hai bên xem xét (Khoản 2 Điều 206 BLLĐ). Đây là điểm khác nhau căn bản giữa hòa giải TCLĐ bằng HGVLĐ với HĐTTLĐ.

Trong trường hợp hai bên TCLĐ tự hoà giải được hoặc chấp nhận phương án hoà giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra thì HĐTTLĐ lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của hai bên tranh chấp, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng và gửi cho hai bên tranh chấp. Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

Trong trường hợp hai bên TCLĐ không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì HĐTTLĐ lập biên bản hoà giải không thành. Biên bản phải có chữ ký các bên có mặt tranh chấp, Chủ tịch và Thư ký HĐTTLĐ.

53

Biên bản phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn không quá 01ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản hoà giải. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, HĐTTLĐ phải kết thúc việc hòa giải.

*Những qui định của pháp luật về hoạt động hòa giải của Hội đồng

trọng tài lao động đối với doanh nghiệp không được đình công

Căn cứ Nghị định số 41/2013/NĐ - Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 220 BLLĐ về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công & giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

Khi nhận được yêu cầu của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở về việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động liên quan đến quyền của người lao động, NSDLĐ có trách nhiệm khắc phục ngay vi phạm, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật.

NSDLĐ có trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật về lao động, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính để cử hòa giải viên lao động hoặc cử người trực tiếp hỗ trợ quá trình thương lượng tập thể; thực hiện những nội dung đã được hai bên thống nhất ngay sau khi kết thúc phiên họp thương lượng tập thể. Trường hợp thương lượng không thành, mỗi bên có văn bản đề nghị Hội đồng trọng tài lao động nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính xem xét, giải quyết;

54

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của NSDLĐ hoặc Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, HĐTTLĐ phải kết thúc hòa giải theo quy định. Các bên phải thực hiện ngay các thỏa thuận đã đạt được ghi trong biên bản hòa giải;

Sau 05 ngày, kể từ ngày HĐTTLĐ lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được hoặc sau 03 ngày, kể từ ngày HĐTTLĐ lập biên bản hòa giải không thành thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có văn bản kiến nghị Sở LĐTB&XH, nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính và công đoàn cấp trên báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết. Quyết định của Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương là kết luận cuối cùng mà hai bên phải chấp hành.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng hoà giải trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)