Hòa giải ở Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng hoà giải trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Ở Thái Lan hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng hơn so với tòa án. Hòa giải được nâng đỡ bởi các giá trị và niềm tin cơ bản trong xã hội, ví dụ như tư tưởng khoan dung của đạo Phật, thái độ tôn kính người cao tuổi, tâm lý thích dàn hòa, sự tuân thủ tôn ti trật tự trong xã hội và chế độ gia trưởng. Trước đây, ở nông thôn Thái Lan, khi có tranh chấp xảy ra, các bên thường đưa nhau đến một người cao tuổi mà cả hai đều nể trọng để phân xử. Kết quả dù thắng hay thua, các bên đều sẽ chấp nhận mà không có tranh cãi gì. Bên thua sẽ tự nguyện thi hành quyết định bởi nếu không, người đó sẽ bị xã hội lên án. Hơn nữa, bên thua cũng không muốn bị mất thể diện trước một người cao tuổi. Nhờ đó, quan hệ giữa các bên không bị tổn hại và cộng đồng vẫn giữ được trạng thái bình yên. Phương pháp mà người cao tuổi sử dụng để giải quyết tranh chấp rất đơn giản: Thương lượng là biện pháp được sử dụng đầu tiên. Nếu các bên không giải quyết được bất đồng bằng thương lượng, người cao tuổi sẽ đưa ra quyết định. Về mặt pháp lý, quyết định này không có hiệu lực bắt buộc, nhưng trên thực tế, áp lực dư luận xã hội và sự chi phối của các giá trị xã hội cơ bản khiến cho không bên nào muốn làm trái với quyết định đó. Phương pháp này có rất nhiều điểm tương đồng với khái niệm hòa giải theo cách hiểu hiện đại. Ngày nay, tuy xã hội Thái Lan đã có nhiều thay đổi, nhưng phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống nói trên vẫn duy trì được vị trí của nó trong đời sống người dân Thái Lan.

Các hình thức hòa giải ở Thái Lan hiện tại bao gồm: Hòa giải gắn với tòa án (court-annexed mediation), hòa giải do chính quyền địa phương tiến hành, hòa giải trong các cơ quan nhà nước. Việc hòa giải do chính quyền địa phương tiến hành, hòa giải trong các cơ quan nhà nước về cơ bản giống như hòa giải trước đây trong lịch sử, tuy nhiên phương thức này ngày càng được

31

pháp luật duy định cụ thể và chặt chẽ hơn, ví dụ như: “Huyện trưởng có quyền hòa giải tranh chấp có giá trị không quá 20.000 bạt, còn hội đồng thôn (bản) có thể hòa giải bất kỳ tranh chấp dân sự nào phát sinh trong cộng đồng,…” [34]. Theo pháp luật quan hệ lao động ở Thái lan thì khi có mâu thuẫn trong QHLĐ, hai bên phải thương lượng trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của phía bên kia. Nếu thương lượng không đạt được thỏa thuận thì bên nêu yêu cầu phải báo cho hòa giải viên trong vòng 24 giờ. Hòa giải viên phải giải quyết trong vòng 5 ngày, nếu không dàn xếp được người lao động mới có quyền đình công.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng hoà giải trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)