Hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động do Hòa giải viên lao

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng hoà giải trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động thực hiện

Có thể khẳng định rằng, đến thời điểm này, hệ thống văn bản pháp luật lao động ở Việt Nam là khá đầy đủ từ văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Bộ luật lao động (ban hành năm 1994, sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006 và 2007 và BLLĐ hiện hành có hiệu lực pháp luật từ 01/5/2013) đến hàng loạt các văn bản dưới luật qui định cụ thể, hướng dẫn thi hành BLLĐ nói chung, thi hành các qui định về TCLĐ, giải quyết TCLĐ nói riêng. Tuy vậy, trên thực tế Bộ LĐTB&XH và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chưa có một báo cáo chính thức, chưa có số liệu cụ thể, chính xác trong toàn quốc về hoạt động của HGVLĐ, của HĐTTLĐ và của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở (trước 01/5/2013). Trong thời gian đọc, nghiên cứu tài liệu để viết luận văn cao học này, tác giả đã tiếp xúc, tham khảo ý kiến và phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia pháp luật lao động và thẩm phán trực tiếp xét xử các vụ TCLĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc và tham khảo tài liệu trên mạng Internet, tác giả luận văn có một số nhận xét sau:

- Về hoạt động giải quyết TCLĐ bằng hòa giải của Hội đồng hòa giải

lao động cơ sở trước ngày 01/5/2013

Số lượng Hội đồng hòa giải lao động cơ sở được thành lập từ ngày 01/5/2013 trở về trước là không nhiều, ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh

65

nghiệp có vốn nước ngoài thì Hội đồng hòa giải lao động cơ sở được thành lập lại càng hạn chế vì NSDLĐ không muốn thành lập. Đối với những doanh nghiệp đã thành lập thì hiệu quả hoạt động là rất thấp, thậm chí có nơi được thành lập đến 05 năm mà không giải quyết được vụ TCLĐ nào trong khi TCLĐ ở địa phương đó xảy ra không phải là ít.

Là một chủ thể tiến hành hòa giải không độc lập với hai bên tranh chấp. Đây là một chủ thể hòa giải thiếu chuyên nghiệp. Thành viên của HĐHGCS là đại diện của cả NSDLĐ và NLĐ. Công việc hàng ngày của họ không liên quan đến pháp luật lao động cũng như hòa giải TCLĐ. Có lẽ vì lý do này nên BLLĐ hiện hành không còn qui định về phương thức hòa giải bằng HĐHGCS nữa.

- Về hoạt động giải quyết TCLĐ bằng hòa giải của HĐTTLĐ

Theo qui định của Bộ LĐTB&XH thì hiện nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố thành lập HĐTTLĐ nhưng hầu như HĐTTLĐ “thất nghiệp” không nhận được bất cứ yêu cầu giải quyết TCLĐ nào, chỉ có HĐTTLĐ ở một số tỉnh, thành phố như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An, Bình Dương... thụ lý được một số vụ TCLĐ. Năm 1999; Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý được 2 vụ, Bình Dương 1 vụ, Đồng Nai 4 vụ[40]. Trong tổng số vụ TCLĐ được HĐTTLĐ thụ lý năm 2005 thì số vụ hòa giải thành chiếm tỷ lệ 75% (12/16 vụ), các bên tranh chấp đều thực hiện nghiêm những thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành [25, tr.69]. Mặc dù tỷ lệ các TCLĐ do HĐTTLĐ hòa giải thành là cao trên tổng số vụ tranh chấp được thụ lý nhưng xét ở bình diện rộng là 63 HĐTTLĐ của 63 tỉnh, thành phố trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến tháng 6/2012 mới thụ lý được khoảng 100 vụ TCLĐ tập thể về lợi ích thì lại là quá ít so với số vụ TCLĐ tập thể về lợi ích đã xảy ra trên toàn quốc [15].

66

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động, lượng công nhân, NLÐ tập trung làm việc đông đảo và cũng là nơi có số vụ TCLÐ nhiều nhất ở nước ta. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012, toàn thành phố xảy ra 681 vụ TCLÐ lao động tập thể, chiếm gần 22% tổng số vụ của cả nước. Thống kê của Sở LĐTB&XH Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, riêng năm 2013, trên địa bàn thành phố xảy ra 98 vụ TCLÐ tập thể với sự tham gia của hơn 34.000 lao động, trong đó, số vụ TCLÐ diễn ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng HĐTTLĐ chỉ giải quyết được 02/98 vụ [43], đạt tỷ lệ 2,14% do không thể phân chia rõ ràng các vụ tranh chấp lao động về quyền và lợi ích.

- Về hoạt động giải quyết TCLĐ bằng hòa giải của Hòa giải viên lao động Hiện nay, ở nước ta một số địa phương đã phát triển khá tốt mô hình HGVLĐ và hoạt động của họ trong giải quyết TCLĐ khá hiệu quả. Điển hình nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tại hội nghị “Triển khai tổ chức và hoạt động của HGVLĐ” tổ chức ngày 10/9/2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công của Sở LĐTB&XH Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá “Từ năm 2008 đến nay, Thành

phố Hồ Chí Minh đã hình thành được đội ngũ HGVLĐ ở 24 quận, huyện với 108 HGVLĐ đang hoạt động. Từ khi được thành lập các HGVLĐ đã tiếp nhận và hòa giải 3.570 vụ tranh chấp, trong đó hòa giải thành là 2.450/3.570 vụ đạt 68,7%. Một số quận có tỷ lệ hòa giải thành cao tới 90% là Gò vấp, Tân Bình, Bình Tân, Quận 2” [18]. Thông qua hòa giải đã góp phần ổn định

QHLĐ, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng hoà giải trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)