Giai đoạn từ 1945 đến khi ban hành Bộ luật lao động 1994

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng hoà giải trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngay từ những ngày đầu thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân, nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về hòa giải. Chế định hòa giải được ghi nhận tại các văn bản pháp luật về hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn

37

của ngành tư pháp. Trong giai đoạn này, ban Tư pháp xã (gồm Chủ tịch, phó Chủ tịch và một ủy viên ban hành chính xã) và Thẩm phán tòa án sơ cấp (Từ năm 1950 gọi là Hội đồng hòa giải thuộc Tòa án nhân dân huyện) có quyền hòa giải tất cả các việc dân sự và thương sự.

Trong Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các tòa án và các ngạch thẩm phán, Sắc lệnh số 51/SL /1946 về ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quy định, Ban Tư pháp xã có nhiệm vụ “Hòa giải tất cả các việc về dân sự,

thương sự do các người đương sự muốn mang ra trước ban Tư pháp ấy. Biên bản hòa giải thành chỉ có hiệu lực tư chứng thư” [1]. Thẩm phán sơ cấp khi

nhận được đơn kiện về dân sự hay thương sự “phải đòi hai bên đến để thử làm hòa giải. Biên bản hòa giải có hiệu lực công chứng thư” (Điều 9-SL 51/1946). Các việc về dân sự và thương sự thuộc thẩm quyền của tòa án Đệ nhị cấp đều phải giao trước về ông Thẩm phán sơ cấp thử hòa giải ( Điều 12-SL51/1946).

Như vậy trong thời gian từ năm 1945 đến đầu năm 1985, chúng ta chưa thiết lập một thủ tục riêng về hòa giải TCLĐ.

Theo Quyết định số 10/1985/QĐ-HĐBT ngày 14/1/1985 về việc chuyển Tòa án nhân dân xét xử những vụ tranh chấp lao động và Thông tư 02/TT-LN ngày 02/10/1985 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động ,Tổng cục dạy nghề hướng dẫn thực hiện Quyết định số 10, trong đó quy định trước khi xét án, Tòa án nhân dân phải hòa giải những việc tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ.

Việc giải quyết TCLĐ có yếu tố nước ngoài được quy định tại Nghị định 233/HĐBT ngày 22/6/1990 ban hành quy chế lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 19/TT-LĐTBXH ngày 31/12/1990 hướng dẫn Nghị định 233/HĐBT. Theo đó mọi TCLĐ đều phải được giải quyết trước hết bằng thương lượng trực tiếp giữa hai bên theo tinh

38

thần hòa giải, công bằng và hợp lý, tôn trọng lợi ích của nhau. Trường hợp không thể thỏa thuận, hai bên có thể lựa chọn một trong các hình thức hòa giải và trọng tài. Sau đó nếu TCLĐ chưa được giải quyết và nếu vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án nhân dân thì Tòa án nhân dân sẽ giải quyết theo thủ tục chung, trong đó có tiến hành hòa giải.

Trong giai đoạn này hòa giải các TCLĐ được tiến hành theo thủ tục hành chính, dân sự chưa tách riêng thành một quan hệ pháp luật độc lập. Tuy nhiên, hoạt động hòa giải đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật và giảm đáng kể các vụ việc phải đưa ra trọng tài hoặc Tòa án nhân dân giải quyết, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội to lớn.

Ngày 23/06/1994 Quốc Hội khóa IX kỳ họp thứ 5 đã thông qua Bộ luật Lao động 1994 có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, nước ta có một bộ luật trực tiếp điều chỉnh QHLĐ. Trong đó giải quyết TCLĐ được quy định tại Chương XIV và hòa giải là một nguyên tắc để giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng hoà giải trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)