Dịch vụ môi trường

Một phần của tài liệu Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 110)

: Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP

3.3.9. Dịch vụ môi trường

Văn bản pháp luật điều chỉnh dịch vụ môi trường hiện chưa có văn bản điều chỉnh. Trong thời gian tới, Việt Nam cần ban hành khung pháp lý cho hoạt động này, bao gồm các dịch vụ dưới đây:

(a) Dịch vụ xử lý nước thải

Dịch vụ loại bỏ, xử lý và thải nước thải. Thiết bị sử dụng là các ống thoát nước, cống hoặc rãnh thoát nước, hầm cầu hoặc bể phân và quy trình xử lý có thể là làm loãng, che chắn, lọc, gạn lắng và tạo kết tủa bằng hóa chất, …

(b) Dịch vụ xử lý rác thải

Các dịch vụ thu gom và xử lý rác thải. Dịch vụ thu gom rác, các phế thải của các hộ gia đình hoặc các cơ sở công nghiệp và thương mại, dịch vụ vận chuyển và xử lý bằng cách thiêu hủy hoặc các cách thức khác. Gồm dịch vụ giảm thải.

(c) Dịch vụ vệ sinh và các dịch vụ tương tự

Các dịch vụ vệ sinh và dịch vụ tương tự gồm dịch vụ quét dọn ngoài trời và dịch vụ dọn dẹp băng tuyết.

(d) Dịch vụ làm sạch khí thải

Dịch vụ kiểm soát và khống chế lượng thải từ các nguồn gây ô nhiễm vào không khí, dù là từ thiết bị lưu động hay cố định, chủ yếu gây ra do đốt cháy các

nhiên liệu hóa thạch. Dịch vụ kiểm soát, khống chế và giảm tập trung khí thải từ các nguồn gây ô nhiễm trong không trung, đặc biệt ở các vùng thành thị.

(e) Dịch vụ xử lý tiếng ồn

Dịch vụ kiểm soát, khống chế và xử lý ô nhiễm do tiếng ồn, ví dụ như dịch vụ xử lý tiếng ồn của các phương tiện giao thông ở các đô thị.

(f) Dịch vụ bảo vệ thiên nhiên và phong cảnh

Dịch vụ bảo vệ hệ sinh thái, ví dụ như bảo vệ hồ, đường bờ biển và vùng nước ven biển, vùng đất khô cằn, v.v, gồm quần thể động vật, quần thể thực vật và môi trường sống. Dịch vụ này gồm cả nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và khí hậu (ví dụ như hiệu ứng nhà kính) và dịch vụ đánh giá và xử lý ảnh hưởng của thiên tai. Dịch vụ bảo vệ phong cảnh không được phân loại.

(g) Dịch vụ bảo vệ môi trường khác

Dịch vụ bảo vệ môi trường khác không được phân loại, ví dụ như dịch vụ khống chế, kiểm soát và đánh giá thiệt hại của hiện tượng ngưng tụ axít (mưa axít).

(h) Dịch vụ đánh giá tác động môi trường.

3.4. Tranh chấp về Thương mại dịch vụ trong WTO và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo xu hướng mới qua đàm phán TPP, FTA – EU

3.4.1 Tranh chấp về Thương mại dịch vụ trong WTO

Điều 23 Hiệp định GATS quy định về giải quyết tranh chấp và thi hành

quyết định, theo đó: “Nếu một Thành viên cho rằng bất kỳ Thành viên nào khác không tiến hành nghĩa vụ hoặc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này, Thành viên đó, với mục đích đạt được một giải pháp hai bên cùng nhất trí, có thể đưa vấn đề ra Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSU)”.

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, trang website Trung tâm WTO của Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại đã có tổng cộng 458 các vụ tranh chấp tại WTO, trong đó tranh chấp về Thương mại dịch vụ (TMDV) chỉ có 23 vụ. Vụ tranh chấp về TMDV sớm nhất là vụ Bên khiếu nại là Guatemala; Honduras; Mexico; Hoa Kỳ kiện Cộng đồng Châu Âu về “chính sách nhập khẩu, bán và phân phối mặt hàng chuối” vào ngày 28/9/1995. Vụ tranh chấp gần nhất là vụ Bên khiếu nại là Liên bang Nga kiện Liên minh châu Âu về “một số biện pháp liên quan đến lĩnh vực năng lượng” vào ngày 30/4/2014.

Trong số các vụ tranh chấp về TMDV trong cách hiểu và thực thi Hiệp định GATS thì có đến 19 vụ tranh chấp liên quan điều 17 của GATS (điều khoản về Đối xử quốc gia), 14 vụ tranh chấp liên quan đến Điều 16 của GATS (điều khoản về Tiếp cận thị trường), 11 vụ tranh chấp liên quan đến Điều 2 của GATS (điều khoản về Đối xử Tối huệ quốc).

Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh về giải quyết tranh chấp (DSU) cũng như các qui định về giải quyết tranh chấp trong các hiệp định riêng lẻ dành một số ưu tiên về thủ tục dành cho các quốc gia đang phát triển. Đây có thể coi là một điểm nhấn quan trọng của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO nhằm khuyến khích các nước đang phát triển, những thành viên vốn rất e dè trước các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế do những hạn chế nhất định về khả năng tài chính cũng như trình độ pháp lý, sử dụng cơ chế này. Giờ đây khi đã trở thành thành viên WTO, chắc chắn Việt Nam không thể bỏ qua các qui định này để có thể bảo vệ tốt hơn các quyền lợi của mình trong quan hệ với các thành viên khác của WTO. Cụ thể, các “ưu tiên” dành cho các nước đang phát triển thể hiện qua một số các qui định như: Khi vụ việc có liên quan đến một nước đang phát triển, trong mọi trường hợp Bên khiếu kiện là nước phát triển cần kiềm chế việc đưa vụ việc ra giải quyết theo thủ tục DSU, yêu cầu bồi thường hay xin phép tiến hành các biện pháp trả đũa; Trường hợp Bên khiếu kiện là một nước đang phát triển, khi cân nhắc các hành động phù hợp, DSB cần phải tính đến không chỉ đến phạm vi thương mại của biện pháp bị khiếu kiện mà còn phải lưu ý đến các tác động của biện pháp đó đối với toàn bộ nền kinh tế của nước đang phát triển liên quan v.v.

3.4.2. Việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo xu hướng mới qua đàm phán TPP, FTA – EU

Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản). Đàm phán TPP hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những vấn đề phi thương.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã liên tục tham gia các cuộc đàm phán với các đối tác thương mại và đầu tư trong một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Mặc dù hiện nay mới chỉ có các FTA với khối ASEAN hay các đối tác tại khu vực Đông Nam Á đang có hiệu lực thi hành, nhưng Việt Nam vẫn chủ động tìm kiếm các cơ hội đàm phán các FTA với cả các đối tác thương mại chiến lược ngoài khu vực Đông Nam Á, như Hoa Kỳ, Chi-lê và cả EU. Trong đó, đàm phán FTA với EU là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Xét dưới góc độ kinh tế, nhìn chung các quốc gia sau khi tham gia FTA với EU đều đạt được những kết quả khả quan. Xét từ khía cạnh tăng cường đầu tư thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ một hiệp định thương mại tự do với EU. Phân tích dưới góc độ định tính thì có lẽ những lợi ích lớn nhất mà Việt Nam (bao gồm cả số lượng và chất lượng của FDI cũng như lợi ích của nền kinh tế nói chung) nhận được sẽ bắt nguồn từ sự tự do hóa dịch vụ. Sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ từ EU sẽ làm tăng hiệu quả của thị trường (với công nghệ tốt hơn, quy trình tốt hơn và chất lượng quản lý tốt hơn). Đồng thời, toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ hưởng lợi bởi thực tế rõ ràng là hoạt động hiệu quả của lĩnh vực phụ trợ sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất và là nền tảng của một nền kinh tế hiệu quả và có tính cạnh tranh.

Tính cạnh tranh của ngành chế tạo sản xuất Việt Nam là rất rõ ràng. Nhân công rẻ kết hợp với mở cửa thị thường với khu vực ASEAN mở rộng đã đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu của cả khu vực. Hiệp định thương mại tự do với EU sẽ làm tăng xu hướng của các công ty nước ngoài (bao gồm cả EU và các nước khác) đầu tư vào Việt Nam và đem lại những loại ích khác cho nền kinh tế Việt Nam. Những lợi ích này thể hiện ở việc đưa Việt Nam trở thành địa điểm có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu (các hàng hóa chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ đến từ châu Âu; thị trường rộng hơn với 3,4 tỷ người, kèm theo cả khu vực thương mại tự do của ASEAN với các đối tác ngoài khối; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho Việt Nam), và từ đó sẽ hấp dẫn đầu tư với số lượng và chất lượng cao hơn trong và ngoài khu vực thương mại tự do.

Trên cơ sở xu hướng mới trong đàm phán TPP và EU-FTA, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về TMDV trong khi Việt Nam đã là thành viên của WTO cần gắn kết với yêu cầu cơ bản của Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày

24/5/2005 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn để nước ta phát triển nhanh, bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO đặt ra. Theo đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, các doanh nghiệp cần: “Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; kiên quyết loại bỏ những văn bản, quy định chồng chéo, không còn phù hợp; ban hành các văn bản mới rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với các cam kết quốc tế và tình hình thực tế”[6, trg 2].

Kết luận Chương 3:

Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các nghĩa vụ và cam kết WTO của Việt Nam về thương mại dịch vụ về cơ bản đã thống nhất với các quy định chung của WTO được nêu tại Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (Hiệp định GATS).

Vẫn còn một số quy định của pháp luật về một số nội dung cụ thể thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ cần được tiếp tục điều chỉnh cho thống nhất với các nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam với WTO về thương mại dịch vụ, đặc biệt là loại bỏ các quy định khác nhau áp dụng đối với các nhà kinh doanh trong nước và các nhà kinh doanh nước ngoài, về quy trình cấp phép, yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm... Bên cạnh đó, một số lĩnh vực dịch vụ đã được đưa vào Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ nhưng chưa được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể, chẳng hạn như: dịch vụ giải trí, dịch vụ về môi trường, dịch vụ liên quan đến săn bắn... hoặc chỉ được quy định chung chung trong một số văn bản pháp luật khác nhau như dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ vi tính, dịch vụ nghiên cứu thăm dò thị trường...

Có một số quy định của pháp luật Việt Nam cần được tiếp tục cụ thể hóa để đảm bảo thực thi có hiệu quả hơn các cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam với WTO. Qua phân tích các văn bản được Rà soát, so sánh, có thể dễ nhận thấy đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một văn bản chính thức về việc phân loại các ngành, phân ngành dịch vụ phù hợp với Bảng phân loại các dịch vụ cơ bản được WTO thống nhất sử dụng (Bảng phân loại CPC theo Tài liệu W/120 của WTO 4). Việc thiếu một bảng phân loại các ngành/phân ngành dịch vụ trong nước đầy đủ và phù hợp với cách phân loại của WTO có thể dẫn đến những khó khăn khi thực thi

cam kết, cũng như gây phức tạp trong thống kê thương mại dịch vụ theo chuẩn mực của Liên Hợp quốc và WTO. Đó là chưa nói đến trường hợp quy định của pháp luật trong nước có thể giống với tên của ngành, phân ngành dịch vụ của WTO, nhưng nội hàm của khái niệm dịch vụ trong và ngoài nước lại khác nhau, dẫn đến khó xác định mức độ tương thích của văn bản trong nước; việc phân loại thiếu sẽ dẫn đến khó khăn khi xác định cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quản lý ngành, phân ngành dịch vụ cụ thể theo cam kết với WTO.

Thực tiễn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đã được thông qua trong thời gian qua liên quan đến thương mại dịch vụ cho thấy vẫn còn một số tồn tại của thời gian trước, chưa khắc phục được. Chẳng hạn, vấn đề phân loại các ngành dịch vụ (Bảng Phân loại, Mô tả và Mã hóa các dịch vụ) theo PCPC/CPC, vấn đề nhập cảnh và lưu trú của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, vấn đề xác định các dịch vụ được gọi là “dịch vụ công”, vấn đề NT trong thương mại dịch vụ, vấn đề áp dụng các cam kết quốc tế (song phương/khu vực/đa phương) liên quan đến thương mại dịch vụ...Một số lĩnh vực dịch vụ đã được đưa vào Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ nhưng chưa được nội luật hóa hoặc chưa được quy định cụ thể để thực hiện, chẳng hạn như: dịch vụ giải trí, dịch vụ về môi trường, dịch vụ liên quan đến săn bắn, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ nghiên cứu thăm dò thị trường... Cho đến nay, “Điểm hỏi đáp quốc gia” về thương mại dịch vụ vẫn chưa chuẩn bị xong, do vậy mức độ minh bạch công khai của các quy định pháp luật trong nước về thương mại dịch vụ có phần bị hạn chế, chưa đạt được như mong muốn.

KẾT LUẬN

Thương mại dịch vụ là một lĩnh vực nhạy cảm của các nền kinh tế, đặc biệt là quốc gia đang phát triển trong thời gian chuyển đổi. Điều này không phải là ngoại lệ đối với Việt Nam. Cho tới nay, quy chế pháp lý trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ của Việt Nam mang tính bảo hộ rất cao. Tuy nhiên với quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam cũng đã từng bước tự do hóa nhiều lĩnh vực dịch vụ. Trong khuôn khổ Biểu cam kết dịch vụ WTO, Việt Nam đã cam kết tháo bỏ các hạn chế thương mại trong các lĩnh vực dịch vụ quốc tế trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng, như dịch vụ viễn thông, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, du lịch, phân phối và dịch vụ pháp lý. .. Mỗi lĩnh vực dịch vụ này đều có một lộ trình tự do hóa riêng biệt độc lập và đều hướng tới các mức tự do thương mại chung của GATS. Các cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam đều thể hiện rõ chính sách thương mại của Nhà nước đối với bốn phương thức cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn GATS : (1) cung ứng dịch vụ qua biên giới; (2) tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài; (3) cung ứng thông qua sự hiện diện thương mại; (4) cung ứng thông qua sự hiện diện của thể nhân. Bên cạnh đó, Việt Nam đã thiết lập quy chế không phân biệt đối xử trong thương mại dịch vụ với việc ban hành quy định về chế độ tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT) trong Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia sẽ được Việt Nam áp dụng cho các đối tượng thương mại khác trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi.

Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO (từ ngày 11/1/2007), Việt Nam sẽ phải thực thi trong khuôn khổ pháp lý quốc gia tất cả những nghĩa vụ và cam kết WTO, bao gồm các cam kết trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ. Qua việc rà soát hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực TMDV, tác giả thấy rằng khung pháp lý của Việt Nam về TMDV cơ bản phù hợp với các quy tắc và nghĩa vụ của Hiệp định GATS. Tuy nhiên, căn cứ trên truyền thống, thực

Một phần của tài liệu Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)