: Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
3.2.1.6 Dịch vụ liên quan đến khaithác mỏ
Qua việc hệ thống và phân tích tại Chương 2 các quy định pháp luật về dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ, đối chiếu với quy định của Hiệp định GATS về tiếp cận thị trường thì văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về vấn đề này cần sửa đổi, bổ sung theo hướng: cần thiết phải làm rõ cơ sở pháp lý của các ý kiến bằng văn bản của cơ quan cấp phép khai thác mỏ trong quá trình làm thủ tục cấp phép. Thủ tục cấp phép cho dự án khai thác mỏ yêu cầu phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan cấp phép khai thác mỏ gây ra quan ngại đối với các nhà đầu tư. Việc cải thiện thủ tục này chủ yếu phụ thuộc tiến độ cải cách hành chính đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Các thủ tục cấp phép cần minh bạch và dễ đoán định hơn.
3.2.2.1 Dịch vụ chuyển phát
Quản lý nhà nước đối với hình thức nhượng quyền thương mại, đại diện thương nhân, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bưu chính tại Việt Nam:
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và các văn bản hướng dẫn mới chỉ quy định quản lý đối với đại lý cho tổ chức chuyển phát thư nước ngoài bởi ở thời điểm này hình thức đại lý là hình thức phổ biến trong hoạt động cung cấp dịch vụ. Và công tác quản lý nhà nước đối với đại lý cho tổ chức chuyển phát thư nước ngoài được quản lý bằng hình thức tiền kiểm (doanh nghiệp chỉ được làm đại lý cho tổ chức chuyển phát thư nước ngoài khi có sự xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý).
Tuy nhiên, khi Luật Thương mại năm 2005 ra đời thì ngoài loại hình đại lý như quy định ở Nghị định số 128/2007/NĐ-CP và Thông tư số 01/2005/TT-BBCVT của Bộ Bưu chính, Viễn thông ngày 06/05/2005 hướng dẫn về cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư và đăng ký làm đại lý chuyển phát thư cho tổ chức chuyển phát nước ngoài còn có thêm các loại hình hoạt động thương mại khác như nhượng quyền thương mại, đại diện thương nhân…Các hình thức này đã xuất hiện trong lĩnh vực bưu chính ở một số nước như Singapore, Châu Âu. Sự xuất hiện của các loại hình trung gian thương mại nêu trên là hình thức kinh doanh phù hợp trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến thời điểm xuất hiện doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Do vậy, việc bổ sung quy định quản lý đối với những hình thức này trong lĩnh vực bưu chính tại Việt Nam là cần thiết.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho doanh nghiêp tham gia thị trường, Luật Bưu chính đã điều chỉnh chính sách quản lý đối với các hình thức đại lý, nhượng quyền thương mại, đại diện thương nhân từ tiền kiểm sang hậu kiểm để phù hợp với xu hướng nâng cao trách nhiệm và tạo sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh; tăng cường công tác thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
Một số quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực bưu chính
Ở thời điểm hiện tại, pháp luật chung về cạnh tranh đã có các quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh. Đặc biệt, trong pháp luật về cạnh tranh cũng đã quy định về hành vi cạnh tranh trong cung ứng dịch
vụ độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nhằm ngăn chặn những hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của nhà cung cấp dịch vụ độc quyền.
Tuy nhiên, pháp luật chung về cạnh tranh không thể bao trùm hết được những nội dung đặc thù của lĩnh vực bưu chính. Hơn nữa, Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông và các văn bản hướng dẫn đều chưa có các quy định cụ chể về lạm dụng vị trí độc quyền trong lĩnh vực bưu chính hay cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bưu chính. Do vậy, việc quy định các hành vi cạnh tranh đặc thù trong lĩnh vực bưu chính trong Luật Bưu chính là cần thiết nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Qua các nghiên cứu cho thấy việc bù chéo giữa dịch vụ phổ cập và dịch vụ cạnh tranh là rất dễ xảy ra. Nó sẽ làm méo mó giá cả trên thị trường và không công bằng trong cạnh tranh. Điều này xảy ra khi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phổ cập cung cấp dịch vụ cạnh tranh dưới giá thành, nhờ vào việc bù chéo từ phần được nhà nước hỗ trợ.
Bên cạnh đó thì việc phải đảm bảo cung cấp dịch vụ phổ cập một cách thường xuyên cũng cần có những biện pháp thích hợp.
Do vậy đề xuất trong lĩnh vực bưu chính cần bổ sung các văn bản trong các hoạt động sau:
(i) Ban hành các quy định cụ thể về điều kiện, hình thức đầu tư, hoạt động thương mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính; điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động; bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính; tem bưu chính; xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động bưu chính.
(ii) Ban hành các quy định về danh mục dịch vụ bưu chính công ích, cơ chế hỗ trợ dịch vụ bưu chính công ích, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, lộ trình giảm dần và thời điểm kết thúc phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng.
3.2.2.2 Dịch vụ viễn thông
Áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý kho số viễn thông, tài nguyên Internet. Tài nguyên viễn thông (tần số, kho số, tên miền, địa chỉ Internet) là dạng tài nguyên có giá trị, trong nhiều trường hợp là tài nguyên quý hiếm, hữu hạn, mang tính thương mại cao và tổng số nguồn tài nguyên này không đủ khả năng phân bổ
theo nhu cầu sử dụng. Trên thế giới việc phân bổ nguồn tài nguyên viễn thông này được thực hiện thông qua nhiều hình thức như cấp trực tiếp, đấu giá, thi tuyển. Đặc biệt là đối với nguồn tài nguyên như các băng tần số thương mại, có khả năng sinh lợi nhuận cao (ví dụ băng tần 3G) thì đa số các nước áp dụng hình thức thi tuyển hoặc đấu giá, qua đó Nhà nước có thể thu được hàng trăm triệu thậm chí hàng chục tỷ USD như tại Tây Âu, Bắc Mỹ.
Để khắc phục các tồn tại về quản lý tài nguyên viễn thông thì việc áp dụng các cơ chế thị trường sau đây đối với quản lý tài nguyên viễn thông là hết sức cần thiết:
(i) Phân bổ tài nguyên viễn thông, đặc biệt là đối với các băng tần số mang tính thương mại cao sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức thi tuyển, đấu giá;
(ii) Cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tài nguyên viễn thông có được thông qua đấu giá;
(iii) Thực hiện đền bù khi Nhà nước giải phóng tài nguyên viễn thông theo quy hoạch.
Do đó, để tăng cường hiệu quả sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet, ngoài hình thức phân bổ trực tiếp theo nguyên tắc “đến trước, cấp trước”, Luật Viễn thông đã quy định thêm các hình thức phân bổ thi tuyển, đấu giá đối với các tài nguyên viễn thông có giá trị thương mại cao, nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ (khoản 2 Điều 48), đồng thời cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet có được thông qua đấu giá (Điều 49); thực hiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi kho số viễn thông, tài nguyên Internet theo quy hoạch hoặc phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (khoản 4 Điều 50).
Với nhiều quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về thị trường viễn thông, Luật Viễn thông sẽ là hành lang pháp lý tạo điều kiện và mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, minh bạch và công khai hơn. Năm 2002 Việt Nam đã tiến hành thành lập hệ thống cơ quan hành chính nhà nước chuyên trách quản lý viễn thông là Bộ Bưu chính – viễn thông (cấp Trung ương) và sở Bưu chính Viễn thông (cấp tỉnh
– TP) và xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính – kinh doanh dịch vụ viễn thông song song trước đây của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Chế độ độc quyền thương mại trong cung ứng dịch vụ cũng dần được xóa bỏ để thực hiện các cam kết mở cửa thị trường. Hiện nay, dịch vụ viễn thông không còn là độc quyền của Tổng công ty Bưu chính viễn thông nay là Tập đoàn Bưu chính viễn thông), Việt Nam đã cấp phép kinh doanh một số doanh nghiệp cổ phần như Công ty Điện Viễn thông và Thông tin (ETIC), Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), S-Telecom v.v. Quá trình xóa bỏ độc quyền sẽ đẩy mạnh cạnh tranh trong nước và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước có được những kinh nghiệm để đối mặt với những thách thức lớn hơn từ sân chơi WTO.
3.2.3.Hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với thương mại dịch vụ xây dựng
Quy định về mở cửa thị trường, Việt Nam cam kết không đưa ra bất kỳ hạn chế nào đối với việc cung cấp các dịch vụ xây dựng của các nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác, trừ những hạn chế đã được đưa vào Biểu cam kết. Do đó, tất cả các hạn chế về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia liên quan đến hoạt động của các nhà cung cấp nước ngoài, ví dụ như yêu cầu về giấy phép của các nhà thầu nước ngoài, yêu cầu nhà thầu dịch vụ xây dựng nước ngoài phải hợp tác với nhà thầu Việt Nam theo tư cách đối tác hoặc thuê các nhà thầu phụ Việt Nam phải được bãi bỏ nếu các quy định đó không phù hợp với GATS và các cam kết của Việt Nam. Bất kể sự phù hợp của yêu cầu trên với cam kết của Việt Nam về tiếp cận thị trường trong GATS trong giai đoạn chuyền đổi được đề cập ở trên với các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, việc Điều 4.3 Nghị định quy định rằng Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng một số ngoại lệ đối với yêu cầu đó có thể đảm bảo yêu cầu này phù hợp với cam kết của Việt Nam trong GATS:
1. Các nghĩa vụ MFN của Việt Nam, nếu các ngoại lệ đó không được cấp trên cơ sở thực tế cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng của tất cả các Thành viên WTO;
2. Nghĩa vụ minh bạch hoá của Việt Nam theo GATS, nếu chi tiết của các thủ tục ngoại lệ và các tiêu chí về thẩm quyền ban hành của chính phủ không được công bố công khai và thông báo theo yêu cầu của GATS.
Điều 3.2 Nghị định quy định “Hoạt động của các nhà thầu nước ngoài ở Việt Nam phải tuân thủ các quy định của luật Việt Nam và các hiệp định quốc tế liên quan mà
Việt Nam ký kết hoặc gia nhập’. Mặc dù điều này dường như để đảm bảo rằng trong trường hợp một quy định cụ thể xung đột với nghĩa vụ của Việt Nam trong WTO, thì các quy định của WTO/GATS sẽ được áp dụng, cách quy định tại Điều 3.2 vẫn chưa đảm bảo giải quyết được xung đột luật này.
Liên quan đến yêu cầu cư trú của trưởng chi nhánh, theo các thông tin hiện tại, không có định nghĩa chính xác nào trong luật Việt Nam về “cư trú ở Việt Nam”. Tuy nhiên, điều này không gây nên bất kỳ xung đột nào giữa cam kết của Việt Nam trong GATS với các quy định trong nước.
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ phân phối
Thương mại dịch vụ phân phối diễn ra ở tất cả các Phương thức, tuy nhiên, bởi vì các hoạt động phân phối thường yêu cầu hiện diện thương mại, nên trong phần tiếp theo, chúng tôi tập trung vào các quy định ảnh hưởng đến Tiếp cận thị trường thông qua phương thức hiện diện thương mại (Phương thức 3). Tiếp cận thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài thông qua hiện diện thương mại được điều chỉnh bởi rất nhiều quy định liên quan đến các thủ tục của các cơ quan bộ và các cơ quan địa phương ở nhiều cấp khác nhau.
Khuôn khổ luật về đầu tư trong dịch vụ phân phối được quy định trong 3 luật - Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Thương mại. Các văn bản dưới luật (Nghị định) cũng đưa ra những quy định bổ sung hoặc giải thích các quy định của Luật. Đặc biệt là Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Đầu tư quy đinh chi tiết về đầu tư nước ngoài, đặc biệt là phân cấp thẩm quyền về đầu tư nước ngoài giữa luật và các bộ liên quan, Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 về các doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài chuyên mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hoá ở Việt Nam, Quyết định 10/2007/QĐ-BTM thông báo lộ trình thực thi cam kết về mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá ở Việt Nam.
Đặc điểm chính của những quy định này là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước tiến hành một “dự án” có vốn đầu tư nước ngoài phải tiến hành nhiều thủ tục đăng ký và chứng nhận để thiết lập hiện diện thương mại. Các thủ tục này thay đổi tuỳ theo loại hình doanh nghiệp (ví dụ, liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện), quy mô đầu tư (các thủ tục khác nhau áp dụng cho các dự án đầu tư có giá trị trên và dưới 300 tỉ VND).
Hệ thống cấp phép này phức tạp hơn bởi sự tồn tại của nhiều cơ quan cấp phép. Luật Đầu tư quy định đầu tư nói chung, bao gồm tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động nhập khẩu và phân phối bên cạnh hoạt động sản xuất và điều chỉnh các hoạt động này theo thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), trong khi đó Luật Thương mại bao gồm cả luật áp dụng chung và luật áp dụng cụ thể có liên quan hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của các dịch vụ phân phối..
Luật Thương mại quy định khuôn khổ luật riêng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài “chuyên” tiến hành nhập khẩu và các dịch vụ phân phối theo quản lý của Bộ Thương mại.
Mặc dù hệ thống luật phức tạp này có thể không trái với quy định của GATS, nhưng hệ thống luật này có thể tạo nên một môi trường pháp lý không rõ ràng, có khả năng gây nên phân biệt đối xử giữa những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Mặt khác cam kết chính của Việt Nam đối với dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ liên quan đến Phương thức 3 là Việt Nam sẽ không áp dụng bất kỳ hạn chế nào đối với tiếp cận thị trường ngoài:
(a) hình thức hiện diện phải là liên doanh với một hoặc nhiều đối tác Việt Nam, và
(b) vốn góp của nước ngoài trong liên doanh không quá 49% cho đến 31/12/2007. Quy định trần này sẽ được bãi bỏ từ 1/1/2008.
Theo quan điểm của GATS, Việt Nam cần phải bảo đảm rằng các thủ tục cấp phép/phê chuẩn, ví dụ như các thủ tục về chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh phải tuân thủ các nghĩa vụ quy định trong GATS và cam kết của Việt Nam.
Cũng lưu ý là trong giai đoạn 11/01-31/12/2007, Việt Nam không được tiến hành các thủ tục cấp phép, chứng thực, phê chuẩn hoặc thủ tục tương tự được quy định trong Điều XVI GATS mà những hạn chế khác ngoài yêu cầu liên doanh và mức trần góp vốn của nước ngoài 49%. Do trong Biểu cam kết Việt Nam không đưa ra các hạn chế đối xử quốc gia , nên Việt Nam không được duy trì những hạn chế về