Dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 39)

(a) Hệ thống Luật:

Luật viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009; Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23/11/2009; Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11; Luật số 31/2009/QH12 ngày 18/6/2009 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11.

(b) Hệ thống Nghị định, Thông tư, Quyết định:

Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Thông tư 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/08/2014 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội; Thông tư 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; Thông tư 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện, sử dụng chung tần số vô tuyến điện; Quyết định 39/2007/QĐ-TTg ngày 21/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.

Hoạt động đầu tư nước ngoài đối với tất cả các hoạt động thông tin được quy định theo Luật Đầu tư năm 2005.

Các dịch vụ chuyển phát được quy định cụ thể tại Luật Bưu chính. Theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về việc quy định chi

tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, Bưu chính Việt Nam độc quyền về mạng lưới bưu điện công cộng, còn các doanh nghiệp còn lại được phép tham gia vào hoạt động chuyển phát trong nước và quốc tế.

Các dịch vụ viễn thông được điều chỉnh bởi Luật Viễn thông và Nghị định 25/2011/NĐ-CP. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, trong đó đặc biệt chú trọng đến các quy định về khuyến mại dịch vụ viễn thông và hàng hóa viễn thông chuyên dùng. Cụ thể, doanh nghiệp viễn thông không được khuyến mại nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường viễn thông, bán phá giá dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng; không được khuyến mại bằng việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng xuống thấp hơn mức giá cụ thể được Nhà nước quy định; không được giảm giá xuống thấp hơn mức tối thiểu đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng do Nhà nước quy định khung giá hoặc giá tối thiểu. Mức giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị dịch vụ, hàng hóa viễn thông chuyên dùng không được vượt quá 50% giá của đơn vị dịch vụ, hàng hóa viễn thông chuyên dùng được khuyến mại đó - trừ các trường hợp khuyến mại dùng thử, cung cấp dịch vụ hoặc tặng hàng không thu tiền, chương trình khuyến mại mang tính may rủi Cũng theo Nghị định này, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông phải đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định; trong đó, doanh nghiệp thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện phải đáp ứng mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng, mức cam kết đầu tư ít nhất 60 tỷ đồng, thiết lập mạng viễn thông di động ảo thì phải có vốn pháp định là 300 tỷ đồng và mức cam kết đầu tư ít nhất 1.000 tỷ đồng trong 3 năm đầu tiên.

Kể từ ngày 01/6/2011, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép viễn thông không phù hợp với quy định của Nghị định này phải làm thủ tục đề nghị cấp, đổi giấy phép theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Một phần của tài liệu Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 39)