Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán

Một phần của tài liệu Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 81)

: Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP

3.2.1.2 Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán

Đối với dịch vụ kế toán và lưu sổ kế toán, Điều 55 Luật Kế toán quy định công ty cung ứng dịch vụ kế toán phải được thành lập theo luật và quy định hiện hành, cá nhân hành nghề kế toán có nguyện vọng thực hiện dịch vụ kế toán phải đăng ký cấp phép kinh doanh. Đây là một hình thức hạn chế tiếp cận thị trường đối với việc cung ứng qua biên giới (Phương thức 1) và đối với khách hàng nước ngoài (Phương thức 2) về các dịch vụ kế toán chưa được liệt kê theo quy định tại Điều 1.1 của Hiệp định GATS. Tuy nhiên, điều khoản này phải được tham chiếu tới Điều 3 của Luật này, trong đó quy định trong trường hợp có mâu thuẫn với quy định luật quốc gia, các cam kết quốc tế sẽ được áp dụng.

Để phù hợp với quy định của Hiệp định GATS về các hình thức tiếp cận thị trường, Điều 55 Luật Kế toán nên quy định một cách rõ ràng các dịch vụ được phép

thực hiện bởi các công ty nước ngoài không thành lập tại Việt Nam : “trong mọi trường hợp, sẽ áp dụng đối với tất cả các công ty được thành lập tại các quốc gia không phải thành viên của WTO và tại các quốc gia thành viên chưa ký kết thỏa thuận với Việt Nam về vấn đề này”.

Nghị định 105/2004/NĐ-CP - Điều 30 quy định một số hạn chế đối với các tổ chức kiểm toán “ở nước ngoài và chưa thành lập” tại Việt Nam:

(i) Công ty kiểm toán nước ngoài được kết nạp một công ty kiểm toán Việt Nam làm thành viên, hoạt động kiểm toán được thực hiện dưới tên chung của cả hai công ty kiểm toán nước ngoài và Việt Nam;

(ii) Công ty kiểm toán nước ngoài được hợp tác với một doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) để thực hiện hoạt động kiểm toán một lần (one-off audit) tại Việt Nam nhưng báo cáo kiểm toán phải do công ty kiểm toán Việt Nam ký tên;

(iii) Công ty kiểm toán nước ngoài được độc lập tiến hành hoạt động kiểm toán tại Việt Nam và chỉ được phát hành báo cáo kiểm toán tại Việt Nam với sự chấp thuận của Bộ Tài chính cho từng cuộc kiểm toán.

Trong hai trường hợp trước ở trên, một trong hai kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán phải là kiểm toán viên Việt Nam.

Tuy nhiên, Điều 30 cũng quy định những hạn chế này được áp dụng “trừ khi có quy định khác trong hiệp định quốc tế” mà Việt Nam là thành viên tham gia. Do những hạn chế kể trên trái với các cam kết GATS (đặc biệt với Phương thức 1 và Phương thức 2), các hạn chế này chỉ được áp dụng với các tổ chức kiểm toán của các quốc gia không phải thành viên WTO.

“Để phù hợp với các quy định của Hiệp định GATS, các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần làm rõ vấn đề này, làm rõ các quy tắc áp dụng với các công ty kiểm toán của các quốc gia thành viên WTO” [8, trg 61].

Nghị định 105/2004/NĐ-CP và Nghị định 133/2005/NĐ-CP: Kiểm toán đối với công ty niêm yết, công ty môi giới chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư. Theo Nghị định 105 và Nghị định 133, mọi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty niêm yết, doanh nghiệp Nhà nước và bảng cân đối kế toán của các dự án quan trọng quốc gia nhóm A đều phải thực hiện kiểm toán. Quyết định 76 ban hành quy định về tiêu chuẩn và điều kiện chấp thuận kiểm toán viên và công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán cho công ty niêm yết, công ty môi giới chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư; các trường hợp tạm ngừng hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận thực hiện kiểm toán của công ty kiểm toán; quyền và nghĩa vụ của công ty kiểm toán được chấp thuận. Trong các yêu cầu kể trên, công ty kiểm toán trong nước phải có vốn điều lệ tối thiểu là 2 tỷ đồng Việt Nam còn công ty kiểm toán nước ngoài phải có tối thiểu 300,000 đô la Mỹ.

Như vậy đã có sự chênh lệch về yêu cầu vốn tối thiểu của các công ty kiểm toán trong nước và nước ngoài, đây có thể coi như quy định phân biệt đối xử không phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia tại Điều XVII của Hiệp định GATS. “Nên quy định yêu cầu vốn đối với công ty nước ngoài và trong nước cần ngang nhau” [8, trg 67].

Nghị định 129/2004/NĐ-CP quy định về điều kiện chấp thuận kế toán viên và Điều 55 Luật Kế toán quy định cá nhân có nguyện vọng cung ứng dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán và đăng ký cấp phép kinh doanh. Để có chứng chỉ hành nghề kế toán, cá nhân nước ngoài phải qua kỳ thi do cơ quan có thẩm quyền tổ chức (Bộ Tài chính) và được phép cư trú tại Việt Nam. Mặc dù Nghị định 129 không đề cập đến yêu cầu cư trú khi quy định về việc cấp phép kinh doanh dịch vụ kế toán (Điều 42), yêu cầu này vẫn được áp dụng vì Nghị định chỉ là văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán. Yêu cầu cư trú không phù hợp với các cam kết của Việt Nam, đặc biệt là Phương thức 1 và Phương thức 2. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, như đã chỉ ra trước đây, Điều 3 Luật Kế toán đảm bảo cho việc tuân thủ các cam kết và hiệp ước quốc tế.

Quyết định 121/2005/QĐ-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng. Để đủ điều kiện thực hiện kiểm toán tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kiểm toán phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định, bao gồm số vốn điều lệ tối thiểu 03 tỷ đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán trong nước và 300.000 đô la Mỹ đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và ít nhất 10 kiểm toán viên đủ trình độ, trong đó có ít nhất 3 người được bố trí thực hiện kiểm toán tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kiểm toán phải có ít nhất 3 năm hoạt động tại Việt Nam. Như vậy quy định về vốn đã có sự chênh lệch về số vốn tối thiểu của các công ty kiểm toán trong nước và nước ngoài, điều này có thể bị coi là điều khoản phân biệt đối xử không có trong cam kết GATS.

Quy chế kiểm toán tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định 121/2005/QĐ- NHNN ngày 2/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy định phạm vi và đối tượng quản lý, yêu cầu đối với doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên; trách nhiệm của tổ chức tín dụng. Các quy định chủ yếu có thể tóm tắt như sau:

(i) Đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định: các tổ chức tín dụng Nhà nước (trừ Ngân hàng Chính sách xã hội), tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng liên doanh, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, tổ chức tín dụng 100% vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nhà nước.

(ii) Các yêu cầu đối với doanh nghiệp kiểm toán (Điều 5): - Đáp ứng các yêu cầu theo Nghị định 105;

- Có vốn điều lệ từ 3 tỷ đồng trở lên (300.000 đô la Mỹ đối với doanh nghiệp kiểm toán có vốn nước ngoài);

- Có ít nhất 10 kiểm toán viên được chứng nhận hành nghề, đảm báo bố trí ít nhất 3 kiểm toán viên được chứng nhận tham gia kiểm toán cho mỗi tổ chức tín dụng; - Các yêu cầu khác để tránh xung đột về lợi ích.

(iii) Các yêu cầu đối với kiểm toán viên (Điều 6) - Đáp ứng các yêu cầu theo Nghị định 105;

- Đã đăng ký hành nghề kiểm toán;

- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm kiểm toán tại Việt Nam; - Các yêu cầu khác để tránh xung đột về lợi ích.

Điều 29 Nghị định 105/2004/NĐ-CP quy định, để có hiệu lực, báo cáo kiểm toán do công ty kiểm toán lập (công ty trong nước hoặc nước ngoài) phải có chữ ký của ít nhất 1 kiểm toán viên Việt Nam. Điều này có nghĩa là mặc dù một công ty Việt Nam được phép thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính ở nước ngoài, báo cáo kiểm toán đó sẽ không có hiệu lực pháp lý tại Việt Nam. Quy định này không phù hợp với Phương thức 1 - thương mại qua biên giới và Phương thức 2 - tiêu dùng nước ngoài.

Thông tư về chế độ tài chính áp dụng với công ty bảo hiểm và môi giới bảo hiểm (hướng dẫn thi hành Nghị định 43/2001/NĐ-CP). Theo Thông tư nói trên, bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ và báo cáo dòng tiền phải được một tổ chức kế toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam chứng nhận. “Quy định này không phù hợp với Phương thức 1 - thương mại qua biên giới và Phương thức 2 - tiêu dùng nước ngoài” [8, trg 67].

Một phần của tài liệu Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 81)