Dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 50)

(a) Hệ thống Luật:

Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010; Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Quốc hội; Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội.

(b) Hệ thống Nghị định, Thông tư, Quyết định:

Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính; Thông tư 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về việc thanh toán bằng tiền mặt; Nghị định 22/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/2/2006 về Tổ chức và hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam; Thông tư số 03/2007/TT- NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2007; Quyết định 42/2003/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 13/1/2003 Về chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

Theo Luật Đầu tư Việt Nam, có hiệu lực từ 1/7/2006, đầu tư vào lĩnh vực (rất rộng) "ngân hàng và tài chính" là "có điều kiện" (đầu tư trong nước vào lĩnh vực này cũng là “có điều kiện”). Do là một lĩnh vực “có điều kiện”, việc đầu tư vào lĩnh vực này cần phải trải qua các thủ tục đánh giá (chứ không chỉ đơn thuần là đăng ký đầu tư).

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có các quy định về tổ chức tín dụng nước ngoài, tại Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa :

“Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam”.

Quy định về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng tại Điều 6

Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Nghị định 22/2006/NĐ-CP, có hiệu lực từ 24/3/2006, quy định việc thành lập các FOB 100% của các ngân hàng nước ngoài (tối thiểu 50% vốn điều lệ) và các tổ chức nước ngoài khác. Nghị định 22/2006/NĐ-CP quy định mức trần 50% đối với tỷ lệ góp vốn của ngân hàng nước ngoài đối với một ngân hàng liên doanh(JVB), đồng thời cũng quy định một số ngoại lệ đối với quy định này sẽ do Thủ tướng quyết định. Chỉ các ngân hàng trong nước (không phải các tổ chức phi ngân hàng trong nước) - được phép hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trong các JVB.

Thông tư hướng dẫn triển khai một số quy định của Nghị định 22/2006/NĐ-CP quy định về thủ tục, các điều kiện và yêu cầu cấp phép cũng như nội dung giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hoặc giấy phép mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định về việc gia hạn hiệu lực, phí giấy phép và phí gia hạn hiệu lực, việc đăng ký và bắt đầu hiệu lực, cũng như nhiều quy định khác trong thời gian hiệu lực các ngân hàng nước ngoài (đổi tên, địa chỉ chi nhánh, giải tán và chấm dứt hoạt động, góp vốn và mua cổ phần) và cơ cấu tổ chức (Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, v.v..).

Các quy định về cấp phép

Thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức tín dụng nước ngoài thuộc về Ngân hàng Nhà nước. Theo Nghị định 22/2006/NĐ-CP, để được cấp phép mở một Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (FBB), ngân hàng nước ngoài mẹ phải có tổng tài sản ít nhất là 20 tỷ đô la Mỹ vào năm trước thời điểm xin cấp phép; Để mở một JVB 100% vốn nước ngoài, ngân hàng nước ngoài mẹ phải có tổng tài sản ít nhất là 10 tỷ đô la Mỹ. Ngân hàng nước ngoài mẹ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khác: (a) không có vi phạm nghiêm trọng nào đối với các quy định về ngân hàng tại nước đặt trụ sở trong 3 năm gần nhất; (b) có kinh nghiệm hoạt động quốc tế và được một tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế xếp ở thứ hạng tốt; (c) đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng quốc tế về mức một toàn vốn tối thiểu và các chỉ số một toàn khác; (d) hoạt động của ngân hàng mẹ phải được giám sát bởi một cơ quan điều tiết giám sát có thẩm quyền của nước đặt trụ sở, đồng thời có cam kết với hợp tác với Ngân hàng Nhà nước về các hoạt động quản lý và giám sát. Các điều kiện cụ thể khác sẽ được áp dụng đối với từng hình thức của tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam. Thời hạn tối đa đối với giấy phép hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là 99 năm.

Thời hạn đối với giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện được cho phép kéo dài bằng thời gian hoạt động của ngân hàng mẹ (trước kia là 5 năm nhưng có thể gia hạn). Nghị định 22/2007/NĐ-CP dường như cho phép các FBB lắp đặt các máy thu ngân tự động tại nhiều địa điểm chứ không giới hạn ở văn phòng làm việc nhưng vấn đề này vẫn cần phải được làm rõ trong văn bản hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 22 quy định các điều kiện, hồ sơ đơn và các thủ tục cấp phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hoặc giấy phép mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài.

Quy định trong nước

Các quy định vềyêu cầu giám sát và thận trọng

Các nghĩa vụ về dự trữ bắt buộc liên quan đến tiền gửi bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (cũng lãi suất các khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng) sẽ do Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh.

Việt Nam hiện chưa tham gia Hiệp ước Basel 1998 - được coi là bản cam kết của các cơ quan tài chính của một số quốc gia nhằm đặt ra yêu cầu về vốn tối thiểu đối với các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế. Ngân hàng Nhà nước chưa hề có ý định chính thức về việc thông qua các điều khoản của Basel II - cơ chế mới nhằm cập nhật những yêu cầu đủ về vốn của Basel I và hiện đang nằm ở dạng dự thảo (dự kiến sẽ được áp dụng từ năm 2007).

Các quy định về tỷ lệ một toàn vốn tối thiểu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nằm trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

Điều 4. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

1. Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).

Theo đó, các tổ chức tín dụng phải giữ tỷ lệ tối thiểu là 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "có" rủi ro. Các FBB không phải tuân theo yêu cầu này. Các tổ chức tín dụng được yêu cầu là phải tuân thủ theo các hạn mức tín dụng cho khách hàng.

Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

2. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 2 Điều này.

5. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.

Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.

Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.

Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.

Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

1. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.

2. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trong đó mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ:

Nghị định 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/12/2004; Thông tư 01/2005/TT-NHNN ngày 10/03/2005 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn

thi hành Nghị định số 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Các quy định về Quản lý ngoại hối

Nghị định 160/2006/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối, đã tự do hóa một số quy định nhằm quản lý các giao dịch ngoại tệ. Từ 1/6/2005, các quy định nhằm quản lý ngoại tệ được quy định trong Pháp lệnh 28/2005/PLUBTVQH11 về ngoại hối ngày 13/12/2005 ghi lại một số cải cách mới đây được đưa ra trong nỗ lực của Việt Nam nhằm gia nhập WTO, trong đó bao gồm: nguyên tắc cơ bản là mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và không cư trú được tự do thực hiện.

Quy định về cho vay ngoại tệ - trong nước

Thông tư 37/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước Về việc quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú

Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng

Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định về bảo lãnh ngân hàng

Dịch vụ tài chính phi ngân hàng

Dịch vụ tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam được điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010. Theo Luật các tổ chức tín dụng, “tổ chức tín dụng phi ngân hàng” ("gọi tắt là NBCI") được định nghĩa là loại hình tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh cơ bản và thương xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Các NBCI gồm có các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Thực thi Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Bên cạnh Nghị định về công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Các quy định về việc mở và đóng cửa các chi

nhánh và văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Quyết định 01/2008/QĐ-NHNN ngày 09/01/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy định về việc mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Quyết định 01 chỉ áp dụng đối với các chi nhánh và văn phòng đặt tại Việt Nam do các NBCI được thành lập ở Việt Nam điều hành.

Các quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý, Ban Kiểm soát và (Tổng) Giám đốc của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được ban hành trong Quyết định 516/2003/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 26/5/2003. Có hiệu lực từ 7/2003, các quy định này áp dụng với: a) các NBCI thuộc các tổ chức tín dụng và công ty tài chính thuộc các tập đoàn nhà nước, tại đây các NBCI này đã có ban quản lý và ban kiểm soát (được gọi chung là các NBCI phụ thuộc); và b) các NBCI liên doanh và các NBCI 100% vốn nước ngoài (được gọi

Một phần của tài liệu Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)