Dịch vụ quảng cáo

Một phần của tài liệu Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 85)

: Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP

3.2.1.5 Dịch vụ quảng cáo

Điều 39 của Luật Quảng cáo 2012 quy định tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được trực tiếp quảng cáo về dịch vụ kinh doanh, hàng hóa,

dịch vụ của mình, hoặc thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện quảng cáo cho mình. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 39 lại quy định tổ chức và cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam muốn quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa hoặc dịch vụ của mình phải thuê người (hoặc công ty) Việt Nam kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện quảng cáo cho mình.

Nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức và cá nhân nước ngoài trong việc thuê người hoặc công ty Việt Nam để thực hiện các hoạt động quảng cáo tại Việt Nam cần được bãi bỏ vì nội dung này không phù hợp với quy định tiếp cận thị trường tại mục 2e – Điều XVI của Hiệp định GATS và cam kết tiếp cận thị trường của Việt Nam đối với dịch vụ quảng cáo;

Mục 2e – Điều XVI “Trong những lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị trường, các Thành viên không được duy trì hoặc ban hành những biện pháp sau đây, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh thổ, trừ trường hợp có quy định khác trong Danh mục cam kết: các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ”

“Theo thống kê thì quảng cáo là một trong số các hoạt động được quản lý chủ yếu bởi các “công văn”[8, trg 72]. Các công văn và văn bản khác có giá trị pháp lý không rõ ràng cần được bãi bỏ và thay thế bằng các phương tiện khác minh bạch hơn và dễ đoán định hơn;

Một phần của tài liệu Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO (Trang 85)