(b) Hệ thống Nghị định, Thông tư, Quyết định:
Nghị định 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại liên quan đến văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư 11/2006/TT-BTM ngày 28/09/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định Chính phủ số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại liên quan đến văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định về việc thi thành Luật Thương mại liên quan đến mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công thương quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư 34/2013/TT-BCT ngày 24/12/2013 của Bộ Công thương công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
(c) Luật và quy định cho các phân ngành cụ thể
Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại liên quan đến hàng hoá và dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài; Nghị định Chính phủ số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại liên quan đến các hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký các hoạt động nhượng quyền thương mại; Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/05/2014 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
2.5. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ giáo dục
(a) Hệ thống Luật: Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009.
(b) Hệ thống Nghị định, Thông tư, Quyết định:
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11; Nghị định số 31/2011/NĐ-
CP ngày 11/5/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 9/1/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b, khoản 3 Điều 1 của nghị định số 31/2011/NĐ- CP; Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ về việc quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Thông tư 14/2005/TTLT- BGD&ĐTBKH&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nghị định 165/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 của Chính phủ; Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Thông tư Liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/08/2014 của Bộ Tài chính; Bộ Giáo dục Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên.
Quy định về tiếp cận thị trường
Tương tự như các lĩnh vực dịch vụ khác, các luật điều chỉnh việc đầu tư nước ngoài và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ở Việt Nam bao gồm Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Đặc biệt, Điều 29 của Luật Đầu tư đưa “dịch vụ giáo dục” vào dạng “lĩnh vực đầu tư có điều kiện” (theo đó, điều 29 là điều khoản không phân biệt đối xử áp dụng với cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước): đầu tư vào lĩnh vực này phải trải qua các khâu đánh giá, thẩm định. Lĩnh vực giáo dục được liệt kê vào dạng các ngành dịch vụ có áp dụng điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài (Phụ lục III của Nghị định 108 về việc triển khai Luật Đầu tư).
Điều 87 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định về việc đầu tư thành lập doanh nghiệp tư nhân của nhà đầu tư nước ngoài; quy định về việc ký quỹ, bảo hiểm khách hàng đối với đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Cho đến nay, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài vẫn được điều chỉnh bởi Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ.
Phạm vi của dịch vụ giáo dục mà nhà cung cấp nước ngoài có thể tham gia ở Việt Nam được quy định tại Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ như sau:
Ngành nghề đào tạo được phép hợp tác, đầu tư: Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dậy nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định danh mục các ngành, nghề đào tạo mà các tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dậy nghề tại Việt Nam.
Điều 20. Hình thức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
1. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trực tiếp thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Điều 21 của Nghị định này theo các hình thức sau:
a) Cơ sở giáo dục 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Cơ sở giáo dục liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân Việt Nam kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quy định về điều kiện
Điều 28. Vốn đầu tư, Điều 29. Cơ sở vật chất, thiết bị, Điều 30. Chương trình giáo dục, Điều 31. Đội ngũ nhà giáo
Về chương trình giáo dục : Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:
a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 2, 3 Điều 21 của Nghị định này;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài; chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
2.6. Hệ thống pháp luật của Việt Nam về kinh doanh dịch vụ môi trường (a) Hệ thống Luật: chưa có
Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26/11/2007 về việc ban hành Quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 99/2010/NĐ-CP thì Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, bao gồm :
(i) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; (ii) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
(iii) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;
(iv) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
(v) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP thì tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường bao gồm:
(i) Doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp;
(ii) Các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ thành lập theo Luật khoa học và công nghệ;
(iii) Tổ chức sự nghiệp môi trường được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 3 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP dịch vụ quan trắc môi trường là các công việc như sau :
Hoạt động quan trắc môi trường bao gồm hoạt động quan trắc tại hiện trường và hoạt động phân tích môi trường. Hoạt động quan trắc tại hiện trường bao gồm các hoạt động lấy mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích các thông số ngay tại hiện trường hoặc bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về để phân tích các thông số tại phòng thí nghiệm. Hoạt động phân tích môi trường bao gồm các hoạt động xử lý mẫu và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm.
2.7. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ tài chính
2.7.1. Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm
(a) Hệ thống Luật:
Luật kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010.
(b) Hệ thống Nghị định, Thông tư, Quyết định:
Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện một số điều khoản của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Thông tư 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/11/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 98/2013/NĐ-CP ngày 28/08/2013 của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; Chiến lược phát triển của Thị trường Bảo hiểm Việt Nam từ 2003- 2010, ban hành cùng với Quyết định 175/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 29/8/2003; Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Thông tư 125/2012/TT-BTC ngày 30/07/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Thông tư Liên tịch 214/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính; Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Quy định về tiếp cận thị trường
Các công ty bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài có thể được cấp phép kinh doanh đầy đủ ở Việt Nam dưới hình thức 100% FOE hay JVE. Việc cấp phép sẽ do Thủ tướng phê duyệt, không phụ thuộc vào vốn đầu tư (cho dù trong Nghị định 108 có quy định việc thực hiện Luật Đầu tư, lĩnh vực bảo hiểm không nằm trong số các lĩnh vực do Thủ tướng phê duyệt).
Điều 6 của Nghị định 45 liệt kê các điều kiện mà cả các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài (FIE) và các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài (FIBE) đều phải đáp ứng nếu muốn thành lập một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh ở Việt Nam. Đối với các FIE, các điều kiện đó là:
(a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm mà họ hoạt động kinh doanh ở Việt Nam;
(b) Tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký cấp phép, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải hoạt động hợp pháp trong ít nhất 10 năm theo các quy định của nước nơi đặt trụ sở chính;
(c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có tổng tài khản tối thiểu là 2 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm năm trước khi nộp hồ sơ đăng ký cấp phép;
(d) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải chưa có bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào đối với Luật Doanh nghiệp bảo hiểm hay các luật khác của nước nơi đặt trụ sở chính trong khoảng thời gian 3 năm liên tiếp tính đến năm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép.
Đối với các FIBE các điều kiện a) b) và d) cũng được áp dụng, các điều kiện trong điểm b) được thay thể bởi yêu cầu là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
phải kinh doanh có lời trong khoảng thời gian 3 năm liên tiếp tính đến năm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép;
Các quy định trong nước
Theo Luật kinh doanh Bảo hiểm, các hình thức kinh doanh bảo hiểm gồm có doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, liên kết và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Để được Bộ Tài chính cấp phép, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm (trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài) phải: (1) trả đủ vốn điều lệ không kém hơn mức vốn điều lệ luật định (cụ thể là, tối thiểu 10 triệu đô la Mỹ); (2) có đội ngũ nhân sự quản lý có chứng chỉ và kinh nghiệm; và (3) có kế hoạch hoạt động cho 5 năm đầu, trong đó là rõ những lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp mới. Phạm vi loại hình bảo hiểm được phép cung cấp được quy định chặt chẽ: Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể hoạt động trong lĩnh vực tái bảo hiểm ở nước ngoài với các