(a) Luật, Pháp lệnh:
Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 (b) Hệ thống Nghị định, Thông tư:
Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về thú y; Nghị định 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 33/2005/NĐ-CP; Nghị định 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp; Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
Các Điều từ 52 đến 56 của Pháp lệnh thú y quy định việc hành nghề thú y. Điều kiện đối với người hành nghề thú y được quy định trong Điều 53: đáng chú ý là yêu cầu về việc cấp chứng chỉ phù hợp với hành nghề chuyên môn và chứng chỉ hành nghề sẽ do cơ quan Chính phủ có thẩm quyền quản lý thú y cấp. Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y và quy trình cấp chứng chỉ được quy định trong Điều 54: các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm kiểm tra các điều kiện và cấp chứng chỉ hành nghề thú y cho các cá nhân. Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề được quy định trong Điều 64 của Nghị định 33.
2.1.6. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với về kinh doanh dịch vụ quảng cáo
(a) Hệ thống Luật:
Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012(thay thế Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH11 ngày 16/11/2001); Luật Thương mại (2005) đối với quảng cáo thương mại.
Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo; Nghị định 181/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo; Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Thông tư 67/2004/TT-BTC ngày 7/7/2004 của Bộ Tài chính quy định lệ phí cấp phép quảng cáo; Thông tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin (được sửa đổi bởi Thông tư 79/2006/TT-BVHTT ngày 8/12/2005 của Bộ Văn hóa Thông tin).
Quy định về tiếp cận thị trường: Luật Quảng cáo đề ra khuôn khổ cho việc thành lập văn phòng chi nhánh để tham gia trực tiếp vào các hoạt động quảng cáo.
Tại Điều 14 Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo quy định: Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hàng hóa, dịch vụ muốn quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Hoạt động trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo khi thực hiện các hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ quảng cáo được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; được chủ trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam ký hợp đồng làm đối tác thực hiện dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo khi thực hiện các hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo khi thực hiện dịch vụ quảng cáo; thực hiện các hoạt động hỗ trợ, quảng cáo, khai thác quảng cáo trên các trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; gửi báo cáo định ký 6 tháng/ lần về
hoạt động thực hiện dịch vụ quảng cáo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt trụ sở chính theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các quy định trong nước
Một số lĩnh vực quảng cáo đòi hỏi phải có giấy phép quảng cáo. Nội dung và hình thức quảng cáo đều được quản lý chặt chẽ. Giấy phép để thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, giấy phép cho các chương trình quảng cáo chuyên ngành trên đài phát thanh và truyền hình và giấy phép để in ấn các tài liệu quảng cáo chuyên ngành do Bộ Văn hóa Thông tin cấp.
2.1.7. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với kinh doanh dịch vụ liên quan đến dịch vụ khai thác mỏ
(a) Hệ thống Luật:
Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 (b) Hệ thống Nghị đinh, Thông tư:
Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định 121/2013/NĐ- CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản.
Thông tư 53/2014/TT-BTNMT ngày 09/09/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất.
Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản. Theo Điều 34 của Luật Khoáng sản 2010 tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản bao gồm :
(i) Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản bao gồm:
Doanh nghiệp được thành lập theo luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam
(ii) Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Điều 35 của Luật Khoáng sản 2010 quy định về điều kiện của tổ chức hành nghề khoáng sản. Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải có các điều kiện như: Được thành lập theo quy định của pháp luật; Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành thăm dò địa chất đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 5 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản; Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất vật lý, khoan khai đào và chuyên ngành có liên quan; Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản;
Điều 51 của Luật Khoáng sản 2010 quy định về tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản: Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản. Theo Luật Đầu tư, các loại dịch vụ này được xếp vào loại dịch vụ “có điều kiện” và có thể được cung ứng trước khi cấp phép đầu tư. Cơ quan cấp phép đầu tư có thẩm quyền phải xin ý kiến bằng văn bản của cơ quan cấp phép khai thác mỏ theo quy định tại Điều 46 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
2.2. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về dịch vụ thông tin
2.2.1. Dịch vụ chuyển phát
(a) Hệ thống Luật:
Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17/6/2010; Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009.
(b) Hệ thống Nghị định, Thông tư, Quyết định:
Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin
và tần số vô tuyến điện; Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính; Nghị định 121/2008/NĐ-CP ngày 03/12/2008 của Chính phủ quy định về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 217/2003/QĐ-TTg về quản lý phí dịch vụ bưu chính viễn thông Dịch vụ Viễn thông; Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa và dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
2.2.2. Dịch vụ viễn thông
(a) Hệ thống Luật:
Luật viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009; Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23/11/2009; Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11; Luật số 31/2009/QH12 ngày 18/6/2009 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11.
(b) Hệ thống Nghị định, Thông tư, Quyết định:
Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Thông tư 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/08/2014 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội; Thông tư 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; Thông tư 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện, sử dụng chung tần số vô tuyến điện; Quyết định 39/2007/QĐ-TTg ngày 21/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.
Hoạt động đầu tư nước ngoài đối với tất cả các hoạt động thông tin được quy định theo Luật Đầu tư năm 2005.
Các dịch vụ chuyển phát được quy định cụ thể tại Luật Bưu chính. Theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, Bưu chính Việt Nam độc quyền về mạng lưới bưu điện công cộng, còn các doanh nghiệp còn lại được phép tham gia vào hoạt động chuyển phát trong nước và quốc tế.
Các dịch vụ viễn thông được điều chỉnh bởi Luật Viễn thông và Nghị định 25/2011/NĐ-CP. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, trong đó đặc biệt chú trọng đến các quy định về khuyến mại dịch vụ viễn thông và hàng hóa viễn thông chuyên dùng. Cụ thể, doanh nghiệp viễn thông không được khuyến mại nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường viễn thông, bán phá giá dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng; không được khuyến mại bằng việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng xuống thấp hơn mức giá cụ thể được Nhà nước quy định; không được giảm giá xuống thấp hơn mức tối thiểu đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng do Nhà nước quy định khung giá hoặc giá tối thiểu. Mức giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị dịch vụ, hàng hóa viễn thông chuyên dùng không được vượt quá 50% giá của đơn vị dịch vụ, hàng hóa viễn thông chuyên dùng được khuyến mại đó - trừ các trường hợp khuyến mại dùng thử, cung cấp dịch vụ hoặc tặng hàng không thu tiền, chương trình khuyến mại mang tính may rủi Cũng theo Nghị định này, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông phải đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định; trong đó, doanh nghiệp thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện phải đáp ứng mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng, mức cam kết đầu tư ít nhất 60 tỷ đồng, thiết lập mạng viễn thông di động ảo thì phải có vốn pháp định là 300 tỷ đồng và mức cam kết đầu tư ít nhất 1.000 tỷ đồng trong 3 năm đầu tiên.
Kể từ ngày 01/6/2011, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép viễn thông không phù hợp với quy định của Nghị định này phải làm thủ tục đề nghị cấp, đổi giấy phép theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2.2.3. Dịch vụ nghe nhìn
Trong lĩnh vực dịch vụ nghe nhìn, Điều 29, Đoạn 1 của Luật Đầu tư (2006) nêu rõ các hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực “văn hóa, thông tin, báo chí và xuất bản” (bao gồm các dịch vụ nghe nhìn) là “có điều kiện”, do đó phải “thẩm định” chứ không chỉ “đăng ký”. Việc phê chuẩn các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) trong lĩnh vực điện ảnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng cấp phép cho dự án đầu tư được phê chuẩn. Tiêu chuẩn phê chuẩn và các thủ tục cấp phép tại thời điểm lập báo cáo chưa được quy định, do đó chưa thể đánh giá có tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam trong hiệp định GATS hay không. Tuy nhiên, cả Luật Đầu tư (Điều 5, Đoạn 3) và Luật Điện ảnh (Điều 3, Đoạn 2) quy định về tổ chức, thực hiện và hoạt động điện ảnh đều có một điều khoản chung nêu rõ: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó”, nhằm đảm bảo tương thích với các Hiệp định WTO.
Luật Điện ảnh (có hiệu lực từ 1/2007) được xây dựng với mục đích thay thế Nghị định về Điện ảnh (1995). Theo Luật Điện ảnh, các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hạn chế ở phát hành và chiếu phim (không được sản xuất). Luật cũng quy định chặt chẽ về nội dung (bao gồm cân đối giữa nội dung Việt Nam và nội dung nước ngoài), hạn chế về xuất/nhập khẩu các sản phẩm điện ảnh.
Sự thống nhất giữa luật, quy định và biện pháp của Việt Nam với hiệp định GATS: