Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong tổ chức, nghiên cứu trường hợp các công ty truyền thông, quảng cáo trên địa bàn TP HCM (Trang 71)

Sau khi tiến hành phân tích hồi quy, kết quả kiểm định các giả thuyết được trình bày ở bảng 4.17.

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết nghiên cứu Giá trị ρ kiểm địnhKết quả

Giả thuyết H1: Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến

hành vi chia sẻ tri thức. 0,000

Chấp nhận (ρ < 5%)

Giả thuyết H2: Truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến

hành vi chia sẻ tri thức. 0,039

Chấp nhận (ρ < 5%)

Giả thuyết H3: Hệ thống công nghệ thông tin có ảnh

hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức. 0,000

Chấp nhận (ρ < 5%)

Giả thuyết H4: Hệ thống khen thưởng có ảnh hưởng tích

cực đến hành vi chia sẻ tri thức. 0,000

Chấp nhận (ρ < 5%)

Giả thuyết H5: Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích

cực đến hành vi chia sẻ tri thức. 0,000

Chấp nhận (ρ < 5%)

Giả thuyết H6: Văn hóa tổ chức có ảnh hưởng tích cực

đến hành vi chia sẻ tri thức. 0,000

Chấp nhận (ρ < 5%)

Phần này sẽ trình bày kết quả phân tích kiểm định sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức giữa các nhóm đối tượng khảo sát dựa trên các tiêu chí về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi và các tiêu chí về thời gian làm việc, loại hình công ty.

Đối với kiểm định sự khác biệt dựa trên giới tính (có 2 nhóm trên mỗi yếu tố), nghiên cứu sử dụng phép kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể. Các yếu tố còn lại là độ tuổi, thời gian làm việc, loại hình công ty (có từ 3 nhóm mẫu trở lên) nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA. Phương pháp này phù hợp vì nó kiểm định tất cả các nhóm mẫu cùng một lúc với khả năng phạm sai lầm chỉ 5% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, tr.115 & 123).

4.6.1. Kiểm định sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức theo giới tính

Kiểm định so sánh hai trung bình được tiến hành với giả thuyết H0: Phương sai của 2 tổng thể khác nhau. Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho giá trị sig. = 0,536 > 0,05 cho thấy phương sai giữa 2 nhóm giới tính không khác nhau. Vì thế, trong kết quả kiểm định Independent Samples Test, tác giả sử dụng kết quả ở phần Equal Variance Assumed có sig. = 0,079 > 0,05. Do đó không có sự khác biệt giữa phái nam và phái nữđối với hành vi chia sẻ tri thức.

Kết quả kiểm định Levene cũng cho thấy không có khác biệt về phương sai giữa các biến nghiên cứu.

Bảng 4.18: Thống kê về giới tính của các đối tượng khảo sát trong nghiên cứu.

Giới tính Số lượng mẫu Trung bình Phương sai chuẩn Sai số chuẩn trung bình

Nam giới 138 3.259 .7295 .0621

Nữ giới 159 3.405 .6932 .0550

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức giữa nam và nữ.

Kiểm định Levene (tính đồng

nhất của các biến) Kiểm định T-test (bằng nhau giữa hai trung bình)

F Sig. t df Sig. Trung bình khác biệt Sai số chuẩn khác biệt

YD Hai trung bình bằng nhau được giảđịnh .383 .536 -1.762 295 .079 -.1456 .0826 Hai trung bình bằng nhau không được giả định -1.756 284.403 .080 -.1456 .0829 Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

4.6.2. Kiểm định sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức theo độ tuổi

Theo kết quả Test of Homogeneity of Variances ở bảng 4.20, với mức ý nghĩa sig.= 0,062 > 0,05 có thể nói rằng phương sai về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên giữa các độ tuổi không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.20: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất về nhóm độ tuổi.

Kiểm định Levene df1 df2 Sig.

2.271 4 292 .062

Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Theo kết quả ANOVA ở bảng 4.21, với mức ý nghĩa sig. = 0,097 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi chia sẻ tri thức giữa các nhóm nhân viên có độ tuổi khác nhau.

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm độ tuổi.

Loại biến thiên Tổng biến

thiên df

Bình phương trung

bình biến thiên F Sig.

Giữa các nhóm 3.980 4 .995 1.984 .097

Trong cùng 146.415 292 .501

Tổng 150.395 296

Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

4.6.3. Kiểm định sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên theo thời gian làm việc

Theo kết quả Test of Homogeneity of Variances ở bảng 4.22, với mức ý nghĩa sig.= 0,053 > 0,05 có thể nói rằng phương sai về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên theo thời gian làm việc không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.22: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất về nhóm thời gian làm việc.

Kiểm định Levene df1 df2 Sig.

2.592 3 293 .053

Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Theo kết quả ANOVA ở bảng 4.23, với mức ý nghĩa sig. = 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên theo thời gian làm việc.

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm thời gian làm việc.

Loại biến thiên Tổng biến

thiên df

Bình phương trung

bình biến thiên F Sig.

Giữa các nhóm 55.737 3 18.579 57.509 .000

Trong cùng 94.658 293 .323

Tổng 150.395 296

Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Để biết sự khác biệt giữa các nhóm nào, kiểm định hậu ANOVA được thực hiện cho các nhóm thời gian làm việc với kết quảđược thể hiện ở bảng 4.24. Ở mức ý

nghĩa 5%, nhóm nhân viên có thời gian làm việc từ 6 năm trở lên có trung bình về hành vi chia sẻ tri thức thấp hơn các nhóm còn lại. Các nhóm thời gian làm việc còn lại không có sự khác biệt trong hành vi chia sẻ tri thức.

Bảng 4.24: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa thời gian làm việc theo phương pháp Bonferroni.

(I) THỜI GIAN LÀM VIỆC

(J) THỜI GIAN LÀM

VIỆC

Trung bình

khác biệt (I-J) Sai số chuẩn Sig.

Dưới 1 năm 1 – 3 năm -.0306 .0904 1.000 4 – 6 năm .0652 .0945 1.000 Trên 6 năm 1.0117* .0920 .000 1 – 3 năm Dưới 1 năm .0306 .0904 1.000 4 – 6 năm .0958 .0951 1.000 Trên 6 năm 1.0423* .0926 .000 4 – 6 năm Dưới 1 năm -.0652 .0945 1.000 1 – 3 năm -.0958 .0951 1.000 Trên 6 năm .9465* .0965 .000 Trên 6 năm Dưới 1 năm -1.0117* .0920 .000 1 – 3 năm -1.0423* .0926 .000 4 – 6 năm -.9465* .0965 .000 *. Trung bình khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Dựa vào kết quả trên, có thể kết luận những nhân viên làm việc lâu năm hơn (từ 6 năm trở lên) không sẵn lòng chia sẻ những tri thức và kinh nghiệm của bản thân so với những nhóm nhân viên khác.

4.6.4. Kiểm định sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên theo loại hình công ty

Theo kết quả Test of Homogeneity of Variances ở bảng 4.25, với mức ý nghĩa sig.= 0,091 > 0,05 có thể nói rằng phương sai về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên

theo loại hình công ty không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.25 Kiểm định Levene phương sai đồng nhất theo loại hình công ty.

Kiểm định Levene df1 df2 Sig.

2.174 3 293 .091

Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Theo kết quả ANOVA ở bảng 4.26, với mức ý nghĩa sig. = 0,593 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên theo loại hình công ty.

Bảng 4.26 Kết quả kiểm định ANOVA theo loại hình công ty.

Loại biến thiên Tổng biến

thiên df

Bình phương trung

bình biến thiên F Sig.

Giữa các nhóm .971 3 .324 .635 .593

Trong cùng

nhóm 149.424 293 .510

Tổng 150.395 296

Tóm tt chương 4

Chương này đã thống kê mô tả mẫu được khảo sát, các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành phân tích độ tin cậy của thang đo trước khi phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tốđã rút ra được 6 yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức. Sau khi phân tích hồi quy bội, cả 6 yếu tố đểu tác động có ý nghĩa đến hành vi chia sẻ tri thức theo thứ tự mức độ ảnh hưởng như sau: Định hướng học hỏi, Sự tin tưởng, Hệ thống công nghệ thông tin, Văn hóa tổ chức, Hệ thống khen thưởng và Truyền thông. Và từ kết quả phân tích hồi quy, giá trịρ cho thấy tất cả các giả thuyết đưa ra đều được chấp nhận.

Đồng thời, nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên theo các biến định tính. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên theo giới tính, độ tuổi và loại hình công ty. Tuy nhiên, giữa các nhóm nhân viên có thời gian làm việc khác nhau thì có sự khác biệt. Cụ thể, nhóm nhân viên có thời gian làm việc trên 6 năm thì hành vi chia sẻ tri thức thấp hơn những nhóm còn lại.

Kết quả nghiên cứu sẽ là gợi ý cho nhà quản lý của các công ty truyền thông – quảng cáo nhằm hoạch định các chính sách, chương trình phù hợp để đẩy mạnh việc chia sẻ tri thức trong tổ chức mình.

CHƯƠNG 5: KT LUN VÀ KIN NGH

Từ kết quả phân tích dữ liệu cơ bản, chương 4 đã đưa ra kết luận có 6 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức. Chương này sẽ thảo luận về kết quả nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, một số kiến nghị với nhà quản trị, cuối cùng là nêu ra một số hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết quả và ý nghĩa đóng góp của nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu khám phá các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên làm việc trong ngành truyền thông – quảng cáo trên địa bàn TP. HCM và đo lường mức độảnh hưởng của chúng đến hành vi chia sẻ tri thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tốảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức. Trong đó, mạnh nhất là yếu tố Định hướng học hỏi (Beta = 0,233), tiếp theo là các yếu tốSự tin tưởng (Beta = 0,231), Hệ thống công nghệ thông tin (Beta = 0,189),

Văn hóa tổ chức (Beta = 0,180), Hệ thống khen thưởng (Beta = 0,172) và cuối cùng là

Truyền thông (Beta = 0,095). Nghiên cứu được thực hiện với cỡ mẫu là 297, đối tượng

khảo sát là nhân viên đang làm việc trong ngành truyền thông – quảng cáo trên địa bàn TP. HCM. Nghiên cứu vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh thang đo) và nghiên cứu định lượng (kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu). Dữ liệu dùng trong nghiên cứu định lượng được thu thập từ bản câu hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS 16. Trước tiên, các thang đo được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kếđến là phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu phân tích cho thấy có 6 yếu tố có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức. Đồng thời có sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức giữa nhóm nhân viên có thời gian làm việc trên 6 năm so với các nhóm còn lại.

Theo kết quả nghiên cứu, 2 yếu tốĐịnh hướng học hỏi Sự tin tưởng có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Ngày nay, ngành truyền thông – quảng cáo đòi hỏi nhân viên phải có

sự nhanh nhạy và đầy đủ thông tin để nắm bắt kịp xu hướng thị trường. Nếu nhân viên chỉ tự tìm tòi, học hỏi thì họ sẽ gặp phải khó khăn là không thể nắm bắt kịp thời và đầy đủ lượng thông tin đa dạng, phong phú trên thị trường. Do đó, việc xây dựng định hướng học hỏi phù hợp theo hướng tự trau dồi trình độ chuyên môn kết hợp với học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tri thức cùng đồng nghiệp sẽ giúp nhân viên chắt lọc được lượng thông tin chính xác và cần thiết, từ đó có thể hoàn thành công việc và có khả năng đáp ứng các yêu cầu rất đa dạng của khách hàng. Yếu tố Sự tin tưởng cũng có tác động lớn đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên. Một thực tế dễ thấy là các nhân viên phải tin tưởng lẫn nhau thì họ mới chia sẻ tri thức với nhau. Nếu môi trường làm việc không đáng tin cậy, mọi người nghi kỵ lẫn nhau thì chia sẻ tri thức trong tổ chức hầu như không xảy ra. Ở các công ty truyền thông – quảng cáo, yêu cầu công việc, cụ thể là những dự án quảng cáo sản phẩm, các chiến dịch truyền thông… đòi hỏi nhân viên phải thường xuyên làm việc trong một đội, nhóm để cùng thực hiện một dự án. Do đó, nhân viên phải luôn trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tri thức và hợp tác với nhau đểđạt được hiệu quả cao trong công việc. Điều này chỉ diễn ra thuận lợi khi các nhân viên tin tưởng vào đồng nghiệp của mình. Kết quả nghiên của Radwan Kharabsheh và cộng sự (2012), Adel Ismail Al–Alawi và cộng sự (2007) cũng cho rằng, Định hướng học hỏi và Sự tin tưởng có tác động dương đến hành vi chia sẻ tri thức. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế hoạt động ở các công ty truyền thông – quảng cáo hiện nay.

Tiếp theo, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Hệ thống công nghệ thông tin, Văn

hóa tổ chức Hệ thống khen thưởng cũng có tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của

nhân viên trong tổ chức. Ngành truyền thông – quảng cáo là một ngành đòi hỏi các công ty phải theo kịp xu hướng, sáng tạo không ngừng đểđáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, công nghệ thông tin là một cơ sở hạ tầng quan trọng, là nền tảng không thể thiếu để lưu trữ thông tin và chia sẻ tri thức đến tất cả mọi người trên thế giới. Do đó hệ thống công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ, phù hợp là điều kiện cần thiết để các nhân viên truyền thông – quảng cáo tiếp cận được nguồn thông tin, tri thức vô tận của nhân loại và dễ dàng chia sẻ với các

đồng nghiệp. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tối tân sẽ giúp nhân viên chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, tri thức với đồng nghiệp một cách nhanh chóng và thuận tiện, phục vụ cho mục đích hoàn thành tốt công việc chung là những dự án quảng cáo, chiến dịch truyền thông lớn. Văn hóa doanh nghiệp cũng có tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên. Đặc điểm của ngành truyền thông – quảng cáo là đòi hỏi nhân viên phải hợp tác cùng thực hiện công việc, do đó, nếu một tổ chức chỉ chú trọng vào thành tích cá nhân sẽ dẫn đến cạnh tranh giữa các nhân viên, gây trở ngại cho việc chia sẻ tri thức. Ngược lại, những tổ chức đề cao sự hợp tác làm việc giữa các nhóm một cách tự nguyện, thoải mái sẽ thúc đẩy sự trao đổi giữa các nhân viên, gia tăng niềm tin lẫn nhau, là cơ sở để cải thiện hiệu quả chia sẻ tri thức. Vì vậy, xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp, khuyến khích nhân viên hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo điều

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong tổ chức, nghiên cứu trường hợp các công ty truyền thông, quảng cáo trên địa bàn TP HCM (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)