Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong tổ chức, nghiên cứu trường hợp các công ty truyền thông, quảng cáo trên địa bàn TP HCM (Trang 44)

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, tất cả các thành viên tham gia thảo luận đều thống nhất cao với 6 yếu tố trong mô hình đề xuất. Đó là: Sự tin tưởng, Truyền thông, Hệ thống công nghệ thông tin, Hệ thống khen thưởng, Cấu trúc tổ chức và Văn hóa tổ chức. Đồng thời đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ một số biến đo lường các yếu tố cho phù hợp với bối cảnh các công ty truyền thông – quảng cáo tại TP. HCM. Cụ thể là:

– Yếu tố “Truyền thông” bổ sung các biến: “Hình thức truyền thông phù hợp sẽ khuyến khích nhân viên chia sẻ tri thức”.

– Yếu tố “Hệ thống công nghệ thông tin” bổ sung các biến: “Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ và cải thiện các kỹ năng cho nhân viên” và “Nhà quản lý sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để giao tiếp với nhân viên”, loại bỏ các biến: “Tổ chức sử dụng tốt hệ thống công nghệ thông tin để cải thiện hiệu suất hoạt động” và “Sự dụng tốt hệ thống công nghệ thông tin sẽ tích hợp được các nguồn lực chủ chốt của tổ chức”.

– Yếu tố “Hệ thống khen thưởng” bổ sung biến: “Hệ thống khen thưởng trong tổ chức được thiết kế thỏa đáng, phù hợp”, loại bỏ biến “Nhân viên thường được khen thưởng dựa vào kết quả làm việc nhóm hơn là thành tích cá nhân”.

– Yếu tố “Văn hóa tổ chức” bổ sung các biến: “Nhà quản lý ủng hộ nhân viên đề xuất các ý tưởng khác biệt”, “Tổ chức khuyến khích việc học hỏi và khoan dung với những sai sót của nhân viên” và “Nhà quản lý luôn tin tưởng vào khả năng làm việc của nhân viên”.

Sau khi phỏng vấn thử, tác giả đã điều chỉnh lại câu từ của một số biến đo lường để đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu và trả lời đúng mục đích của người nghiên cứu. Cụ thể là:

– Biến “Tôi khá tự tin rằng công ty sẽđối xử công bằng với tôi” được chỉnh sửa thành “Tôi tin mình được đối xử công bằng trong công ty”.

– Biến “Tôi tin rằng có những luật lệ và thủ tục nhất định nhằm bảo vệ tôi khỏi các ý định gây hại của người khác” được chỉnh sửa thành “Tôi tin mình không bị tổn hại khi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp”.

– Biến “Nếu tôi gặp khó khăn trong công việc, tôi tin các đồng nghiệp sẽ giúp đỡ tôi” được chỉnh sửa thành “Tôi tin rằng những nhân viên khác trong tổ chức sẽ giúp đỡ tôi khi cần thiết”.

– Biến “Tồn tại một sự tin tưởng ở mức độ đáng kể trong công ty” được chỉnh sửa thành “Các nhân viên trong tổ chức tin tưởng lẫn nhau”.

– Biến “Máy móc thiết bị cập nhật sẽ giúp tăng cường chia sẻ tri thức” được chỉnh sửa thành “Hệ thống công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ sẽ thúc đẩy việc trao đổi chia sẻ tri thức hiệu quả”.

– Biến “Nhân viên được khen thưởng khi chia sẻ tri thức và kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp” được chỉnh sửa thành “Nhân viên được khen thưởng khi chia sẻ tri thức, kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp”.

– Biến “Việc học tập được coi là chìa khóa cho sự sống còn của công ty” được chỉnh sửa thành “Việc học hỏi thường xuyên là chìa khóa giúp cho công ty tồn tại, phát triển”.

– Biến “Nhà quản lý đồng ý rằng khả năng học tập của công ty là chìa khóa của việc giữ vững vị trí cạnh tranh” được chỉnh sửa thành “Khả năng học hỏi là chìa khóa giúp cho công ty giữ vững vị trí cạnh tranh”.

Theo đó, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức được trình bày từ bảng 3.1 đến bảng 3.7.

Bảng 3.1: Thang đo sự tin tưởng (TR)

Tên biến quan sát

Sự tin tưởng

TR1 Tôi tin mình được đối xử công bằng trong công ty.

TR2 Tôi tin mình không bị tổn hại khi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp.

TR3 Tôi tin rthi ằng những nhân viên khác trong tổ chức sẽ giúp đỡ tôi khi cần ết.

TR4 Các nhân viên trong tổ chức tin tưởng lẫn nhau.

Bảng 3.2: Thang đo truyền thông (CM)

Tên biến quan sát

Truyền thông

CM1 Hình thức đối thoại trực tiếp (mặt đối mặt) diễn ra ở mức độ thường xuyên tạo điều kiện cho việc chia sẻ tri thức giữa nhân viên.

CM2 Ngôn ngữ giao tiếp giữa nhân viên không ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức của họ.

CM3 Việc thảo luận, hợp tác làm việc, tăng cường truyền thông thúc đẩy việc chia sẻ tri thức.

CM4 Hình thức truyền thông phù hợp sẽ khuyến khích nhân viên chia sẻ tri thức.

Bảng 3.3: Thang đo hệ thống công nghệ thông tin (IT)

Tên biến quan sát

Hệ thống công nghệ thông tin

IT1 Hệ thống công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ sẽ thúc đẩy việc trao đổi chia sẻ tri thức hiệu quả.

IT2 Tôi cảm thấy thoải mái, dễ dàng khi ứng dụng những thiết bị công nghệ sẵn có vào việc chia sẻ tri thức.

IT3 Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ, cải thiện các kỹ năng cho nhân viên. IT4 Nhà quản lý sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để chia sẻ tri thức với

nhân viên.

Bảng 3.4: Thang đo hệ thống khen thưởng (RS)

Tên biến quan sát

Hệ thống khen thưởng

RS1 Nhân viên được khen thưởng khi họ chia sẻ tri thức, kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp.

RS2 Việc khen thưởng có tác dụng hiệu quả trong việc khuyến khích nhân viên chia sẻ tri thức.

RS3 Hệ thống khen thưởng trong tổ chức được thiết kế thỏa đáng, phù hợp.

Bảng 3.5: Thang đo định hướng học hỏi (LO)

Tên biến quan sát

Định hướng học hỏi

LO1 Việc học hỏi thường xuyên là chìa khóa giúp cho công ty tồn tại, phát triển.

LO2 Khả năng học hỏi của nhân viên là chìa khóa giúp cho công ty giữ vững vị trí cạnh tranh.

LO3 Tổ chức xem việc học hỏi của nhân viên là sự đầu tư chứ không phải là chi phí.

LO4 Tổ chức luôn động viên, khuyến khích nhân viên ứng dụng tri thức, ý tưởng mới vào công việc.

Bảng 3.6: Thang đo văn hóa tổ chức (OC)

Tên biến quan sát

Văn hóa tổ chức

OC1 Trong tổ chức tồn tại những mối quan hệ thân thiết, gần gũi. OC2 Các nhân viên rất có ý thức đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau.

OC3 Sựđánh giá của nhà quản lý đối với nhân viên chính xác, công bằng. OC4 Nhà quản lý ủng hộ nhân viên đề xuất các ý tưởng khác biệt.

OC5 Tổ chức khuyến khích việc học hỏi, khoan dung với những sai sót của nhân viên.

OC6 Nhà quản lý luôn tin tưởng vào khả năng làm việc của nhân viên.

Bảng 3.7: Thang đo hành vi chia sẻ tri thức (KS)

Tên biến quan sát

Hành vi chia sẻ tri thức

KS1 Một số nhiệm vụ phải được thực hiện thông qua làm việc nhóm, hợp tác giữa các nhân viên.

KS2 Đồng nghiệp của tôi thường trao đổi kiến thức, kinh nghiệm của họ trong khi làm việc.

KS3 Vấn đề nhân viên cất giấu tri thức không tồn tại trong tổ chức, hầu hết các nhân viên sẵn sàng chia sẻ tri thức của mình một cách tự do, cởi mở. KS4 Tôi không ngần ngại chia sẻ những kiến thức chuyên môn của mình để

giúp đỡđồng nghiệp.

KS5 Tổ chức sử dụng hiệu quả tri thức của các thành viên.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong tổ chức, nghiên cứu trường hợp các công ty truyền thông, quảng cáo trên địa bàn TP HCM (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)