Dựa trên lý thuyết học tập xã hội của Miller và Dollard (1941), Bandura và cộng sự (1986) đã phát triển thành lý thuyết nhận thức xã hội với giảđịnh sự học tập, sự nhận thức và môi trường có mối quan hệ tương tác với nhau. Lý thuyết có các nguyên tắc chủ yếu: sự nhận thức là một trung gian cho việc học tập và con người có thể học tập thông qua việc quan sát.
Thuyết học tập xã hội nhận định các cá nhân có thể tìm hiểu, học tập thông qua việc quan sát những người khác. Môi trường bên ngoài cũng là một yếu tố quan trọng, tác động đến hành vi và nhận thức của một con người, tồn tại mối quan hệ bộ ba đối ứng giữa môi trường, hành vi và nhận thức của con người (Bandura A., 1986). Những gì quan sát được ngoài môi trường có thểảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của con người. Cá nhân thực hiện hành vi dựa vào các yếu tốảnh hưởng cá nhân và môi trường tự nhiên – xã hội, nhận được sự phản hồi từ môi trường, điều chỉnh hành vi, rồi lại thực hiện hành vi, rồi lại điều chỉnh, quy trình lặp lại liên tục.
Dựa theo lý thuyết học tập xã hội, các nhân viên quan sát môi trường xã hội bên ngoài, từ đó có những hành vi dựa theo nhận thức của mình. Trong đó, nhận thức cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố tự hiệu quả và kết quả mong đợi, ảnh hưởng của xã hội thì dựa trên niềm tin. Do đó, nhân viên trong một tổ chức chỉ sẵn lòng chia sẻ tri thức khi họ chắc chắn rằng hành vi này sẽđem lại hiệu quả tốt cho các đồng nghiệp trong tổ
chức (Bock & Kim, 2002; Kankanhalli, Tan & Wei, 2005). Điều này cũng chứng tỏ vai trò quan trọng của yếu tố niềm tin trong việc chia sẻ tri thức.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong tổ chức